Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng ở Sài Gòn – Phần 9: Cầu quay Khánh Hội

Cầu Khánh Hội nằm ở vị trí quan trọng nhất của đường thủy Sài Gòn, bắc qua ngã 3 sông Sài Gòn – Kinh tàu Hũ (rạch Bến Nghé) dẫn vào chợ Lớn.

Hình ảnh cảng Sài Gòn năm 1866. Cây cầu nhỏ trong hình không phải là cầu Khánh Hội, mà chỉ là cây cầu nhỏ bắc qua rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi). Lúc này chưa xây cầu quay Khánh Hội

Cầu Khánh Hội được người Pháp xây dựng năm 1902, hoàn thành năm 1903, bắc ngang qua rạch Bến Nghé (người Pháp gọi con rạch này là l’arroyo chinois).

Tên đầu tiên của cầu Khánh Hội là Le pont tournant, nghĩa là “cầu quay”. Cầu có tên gọi này do có thiết kế độc đáo với nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng.

Cầu quay này nằm ngay sát bên cầu Mống đã được xây dựng trước đó 10 năm. Vì sao người Pháp lại xây dựng 2 cây cầu quy mô ở khoảng cách gần nhau đến như vậy, cách nhau chưa đến 200m và cùng nối khu trung tâm Sài Gòn với thương cảng Sài Gòn?

Dưới cùng là cầu Khánh Hội, kế bên là cầu Mống

Để giải đáp câu hỏi này, xin nhắc sơ qua về cầu Mống, hiện nay là cây cầu lâu đời nhất Sài Gòn vẫn còn giữ lại kiểu dáng nguyên thủy. Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, nối từ trung tâm Sài Gòn đến thương cảng Sài Gòn, nơi có trụ sở của công ty này (là Bến Nhà Rồng ngày nay).

Cầu Mống có hình vòm cao để thuyền bè dễ dàng qua lại, thuận lợi cho thông thương đường thủy từ sông Sài Gòn đi thẳng vô vùng Chợ Lớn. Tuy nhiên, cũng vì kiểu dáng vóm cao như vậy nên 2 bên đầu cầu có dốc rất nguy hiểm, xe qua lại trên cầu rất khó khăn, đặc biệt là xe ngựa kéo 4 bánh (thời đó gọi là xe malabar, khi chưa có xe hơi thì nó rất phổ biến ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19).

Chỉ 1 năm sau khi cầu Mống đi vào hoạt động, chính quyền thành phố Sài Gòn đã lên kế hoạch xây cây cầu khác nằm ở sát ngã 3 sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, với thiết kế thấp hơn cầu Mống, nhưng có thể quay ngang để thuyền bè qua lại. Tuy nhiên, kế hoạch này bị các chủ tàu buôn ở Chợ Lớn phản đối, vì việc xây cầu như vậy sẽ hạn chế đường vận chuyển, vì không phải lúc nào cầu cũng quay ngang để cho thuyền đi qua.

Cầu quay 100 năm trước. Bên trái là cột cờ thủ ngữ

Đến đầu những năm 1900, chính quyền có kế hoạch đào kinh Dérivation (nay là Kênh Tẻ), mở ra một lối đi khác cho tàu thuyền đi từ sông Sài Gòn vô Chợ Lớn thay thế cho đường rạch Bến Nghé – kinh Tàu Hủ, từ đó dự án cầu quay được hồi sinh trở lại.

Rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn, có thể thấy hình ảnh cầu quay bên cạnh cầu Mống

Khi cầu được lên kế hoạch xây dựng, công ty khai thác và vận hành đường sắt đô thị tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn đã đề nghị tài trợ một phần chi phí xây cầu, đổi lại họ được phép lắp đặt trên đó một tuyến đường sắt nối từ cảng Sài Gòn vô ga Sài Gòn để vận chuyển hàng hóa.

Cầu quay này dᴏ nhà thầu Lеvallᴏis Pеrrеt xây năm 1902 và hoàn thành năm 1903, gần như cùng thời điểm với cầu Bình Lợi cũng do nhà thầu này thi công và hoàn thành năm 1902.

Cônɡ ty xây dựnɡ Lеvallᴏis Pеrrеt ᴄó tiền thân là ᴄônɡ ty Cᴏmpaɡniе Établissеmеnts Eiffеl, ᴄhính là ᴄhi nhánh tại Sài Gòn ᴄủa ᴄônɡ ty Eiffеl đã xây dựnɡ nɡọn tháp nổi tiếnɡ ᴄùnɡ tên ở Paris. Cônɡ ty này ᴄó trụ sở ở đườnɡ Maᴄ Mahᴏn (đườnɡ Cônɡ Lý), sau đó ᴄhuyển qua đườnɡ Pеllеrin (nay là Pastеur), đã xây dựnɡ nhữnɡ ᴄây ᴄầu nổi tiếnɡ từ ᴄuối thế kỷ 19 là ᴄầu Chà Và, ᴄầu Mốnɡ, đầu thế kỷ 20 là cầu Bình Lợi, cầu quay (Khánh Hội) và cầu Nhị Thiên Đường.

Toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1902-1907 là Jean Baptiste Paul Beau đã mô tả về cây cầu này như sau:

Cầu quay bắc qua rạch Bến Nghé ở Sài Gòn nằm trong kế hoạch làm việc của hội đồng thành phố được đề ra trong nghị định ngày 12/11/1900 nhằm cải thiện giao thông cho thương cảng Sài Gòn. Công ty Lеvallᴏis Pеrrеt đã trúng thầu xây dựng cầu, theo các điều khoản của hợp đồng xây dựng được phê duyệt vào ngày 6/7/1901. Cầu quay nằm cao hơn một chút so với mặt đường, kết nối trung tâm thành phố với thương cảng với các phương tiện giao thông bao gồm cả đường bộ và đường sắt, đồng thời vẫn đảm bảo giao thông đường thủy trên rạch Bến Nghé bằng một nhịp quay dài 49.2m có thể xoay ngang trên trụ chính giữa. Hai bên cầu có phần cố định dài 19.194m. Cầu rộng 7.1m, bao gồm có mặt đường 5.1m và 2 làn 2 bên dành cho người đi bộ, mỗi làn rộng 1m. Công trình bắt đầu vào tháng 1 năm 1902, hoàn thành vào tháng 7 năm 1903 với chi phí lên tới 382.755 francs, cộng với chi phí liên quan 11.166 francs.

Thời điểm này, trên đường dọc theo rạch Bến Nghé (Bến Chương Dương, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt) có những kho hàng của hải quan, những kho này phải phá dỡ một phần để phục vụ cho việc xây dựng cầu.

Đường quai de Belgique (bến Bỉ Quốc, sau này là Bến Chương Dương), phía xa là cầu quay

Ban đầu, cầu quay Khánh Hội không phải qua phía bến Bạch Đằng như hiện nay, mà nó bắc ngang từ đường Jean-Eudel (nay là đường Nguyễn Tất Thành) qua đường D’Adran (tức Võ Di Nguy sau này, nay là Hồ Tùng Mậu).

Cầu quay Khánh Hội thập niên 1920. Bên trên đó là cầu Mống. Phía bên phải của hình là đường Bến Chương Dương (lúc này mang tên Quai de Belgique) cắt ngang đường D’Adran (nay là Hồ Tùng Mậu)

Ngay từ khi mới khánh thành, cầu quay đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích. Bất chấp việc kinh Tẻ được đưa vào sử dụng năm 1906, nhiều tàu buôn vẫn đi qua rạch Bến Nghé. Chủ tàu nói rằng trụ giữa của cầu quay khá lớn nên sẽ gây nguy hiểm cho tàu đi qua, và lối đi ở hai bên trụ cũng quá hẹp nên không thể đáp ứng được nhu cầu thông thương quá lớn của tàu thuyền chỉ được lưu thông vào những khung giờ cố định.

Đến nhiều năm sau đó, cầu quay vẫn là đề tài bàn tán của công luận, đến thập niên 1920 có nhiều đề xuất đập bỏ để xây một cây cầu lớn hơn.

Sang đến thập niên 1930, khi con kinh de Dérivation (nay là Kênh Tẻ) đã trở thành đường thủy chính của tàu thuyền đi từ sông Sài Gòn đến Chợ Lớn, từ lúc này chính quyền quyết định cố định cầu, không cho nó quay nữa, nên từ sau đó chỉ có những chiếc thuyền nhỏ mới đi qua bên dưới cầu được.

Rạch Bến Nghé thập niên 1930

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về cầu quay Khánh Hội là được chụp vào tháng 7 năm 1941, sau khi cập cảng Sài Gòn, lính Nhật vào trung tâm Sài Gòn bằng xe đạp băng qua cầu quay (lúc này đã hết quay).

Hình ảnh lính Nhật trên cầu năm 1941, giữa cầu có đường ray xe lửa đi chung với đường bộ

Sau thế chiến 2, khi Pháp trở lại Sài Gòn thì chính quyền đã xây thêm một cầu dành cho đường sắt tách biệt với cầu cũ, chứ không còn đi chung với nhau như trước.

Hình ảnh cầu quay năm 1948, có thể thấy có thêm cầu riêng dành cho đường sắt, chứ không phải là đi chung giống như hình năm 1941 bên trên

Sau năm 1955, cầu Khánh Hội nguyên thủy bị dỡ bỏ để xây mới bằng bê tông và được đặt tên là cầu Bắc Bình Vương. Vì cầu này nằm đầu đường Trình Minh Thế (bị ghi sai thành Trịnh Minh Thế), nên người ta cũng gọi đây là cầu Trình Minh Thế.

Cầu Bắc Bình Vương

Sau năm 1975, đường Trình Minh Thế đổi tên thành đường Nguyễn Tất Thành, cầu cũng đổi tên thành cầu Khánh Hội cho tới nay.

Cầu Khánh Hội năm 1961, nối từ đường Trình Minh Thế qua Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu)

Năm 2006, để xây dựng đường hầm sông Sài Gòn, cầu Khánh Hội lại bị phá dỡ để xây mới cao hơn như hiện nay. Cầu mới có chiều dài 167 m với 4 nhịp, rộng 22 m, đáp ứng bốn làn xe lưu thông và được đưa vào sử dụng từ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, cầu mới không còn nối thẳng với đường Hồ Tùng Mậu mà uốn cong để kết nối trực tiếp đường Nguyễn Tất Thành sang đường Tôn Đức Thắng dọc Bến Bạch Đằng như hiện nay.

Cầu Khánh Hội hiện nay

Đông Kha – chuyenxua.net
Dịch từ bài của Tim Doling
Hình ảnh: manhhai flickr

1 bình luận về “Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng ở Sài Gòn – Phần 9: Cầu quay Khánh Hội”

Viết một bình luận