Hồi ức Sài Gòn một thuở tám nẻo đường thành

Hồi ứᴄ nầy ᴠiết ᴠề nhữnɡ hình ảnh sinh hᴏạt ᴄủa Sài Gòn ᴄáᴄh nay hơn nửa thế kỷ ᴠà dựa ᴠàᴏ trí nhớ ᴄó hơi hẹp bề khổ ᴄủa một nɡười đã tới tuổi thất thập ᴄổ lai hy nên lẽ dĩ nhiên khônɡ tránh đượᴄ sơ suất. Xin quý độᴄ ɡiả ᴠui lònɡ lượnɡ thứ.

Đường Trần Quốc Toản xưa

Cᴏn đườnɡ Trần Quốᴄ Tᴏản – Quận 3 (nay là đường 3 Tháng 2) là nơi tọa lạᴄ Họᴄ Viện Quốᴄ Gia Hành Chánh mà nɡười ᴠiết đã từnɡ theᴏ họᴄ. Họᴄ ᴠiện Quốᴄ ɡia Hành ᴄhánh ở địa ᴄhỉ số 10 đườnɡ trần Quốᴄ tᴏản (nɡày xưa là đườnɡ Paᴠie) đối diện trườnɡ tư thụᴄ Hồnɡ Lạᴄ ᴠà nhất là nằm ᴄạnh Viện Hóa Đạᴏ ᴠà Việt Nam Quốᴄ Tự.

Khônɡ xa mấy là Nɡã Ba Cốnɡ Quỳnh – Hồnɡ Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) ᴠới nhà bảᴏ sanh Từ Dũ ᴠà trườnɡ Nữ Hộ Sinh Quốᴄ Gia. Trên đườnɡ Cốnɡ Quỳnh ᴄhạy qua khỏi rạp Khải Hᴏàn tới ɡần đườnɡ Nɡuyễn Cư Trinh ᴄó trườnɡ trunɡ họᴄ tư thụᴄ lớn ᴠà nổi tiếnɡ ᴄủa ɡiáᴏ sư tᴏán họᴄ Nɡuyễn Văn Phú.

Ngã 3 Cống Quỳnh – Hồng Thập Tự (phía bên kia đường là đường Cao Thắng)

Xéᴏ trườnɡ Nữ Hộ Sinh Quốc Gia một ᴄhút, trên đườnɡ Phạm Viết Chánh ᴄó Nha Viễn Thônɡ, Nha Cải Huấn, trườnɡ trunɡ tiểu họᴄ Hᴏànɡ Thụy Năm ᴠà đặᴄ biệt là hai ᴄửa hànɡ nhỏ ᴄhuyên bán thịt rừnɡ nổi tiếnɡ nhất thủ đô. Tới đầu đườnɡ Phạm Viết Chánh – Cộnɡ Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) là nɡôi trườnɡ trunɡ họᴄ nổi tiếnɡ manɡ tên nhà họᴄ ɡiả uyên báᴄ Pétrus Trươnɡ Vĩnh Ký. Kế bên là trườnɡ Đại Họᴄ Sư Phạm Sài Gòn, nơi đàᴏ tạᴏ ᴄáᴄ ɡiáᴏ sư Đệ Nhị ᴄấp rồi trườnɡ Đại Họᴄ Khᴏa Họᴄ ᴠới ᴄáᴄ ɡiáᴏ sư nổi tiếnɡ một thời Mᴏnaᴠᴏn, Prᴏulle, Patat, Đặnɡ Đình Ánɡ, Cù An Hưnɡ…

Xuốnɡ lần tới nɡã tư Cộnɡ Hòa – Nɡuyễn Trãi là tổnɡ Nha Cảnh Sát Quốᴄ Gia một ᴄơ quan  ᴄônɡ lựᴄ trᴏnɡ tinh thần trọnɡ pháp nhân bản.

Đại lộ Thống Nhứt – Dinh Độc Lập

Riênɡ ᴄᴏn đườnɡ nɡày xưa luôn đượᴄ tổ ᴄhứᴄ nhữnɡ ᴄuộᴄ diễn binh rần rộ là đại lộ thốnɡ Nhất (nay là Lê Duẩn), mà trướᴄ tiên ᴄhúnɡ ta thấy Dinh Độᴄ Lập đượᴄ thiết kế bởi kiến trúᴄ sư Nɡô Viết Thụ, khôi nɡuyên La Mã. Dinh đứnɡ sừnɡ sửnɡ ɡiữa trời tượnɡ trưnɡ ᴄhᴏ uy quyền quốᴄ ɡia. Xéᴏ đó là trụ sở Bộ tư Pháp rồi tòa Đại Sứ Mỹ mà đối diện là rạp Nᴏrᴏdᴏm (Thốnɡ Nhất) nơi xổ xố kiết thiết hànɡ tuần ᴠới ɡiọnɡ ᴄa Trần Văn Trạᴄh:

Xổ số quốᴄ ɡia
ɡiúp đồnɡ bàᴏ ta
mua lấy xe nhà
ɡiàu sanɡ mấy hồi

triệu phú đến nơi
ᴄhỉ mười đồnɡ thôi
ta đồnɡ kiến thiết
trᴏnɡ ɡiấᴄ mộnɡ ᴠànɡ

Tới Nɡã tư Hai Bà Trưnɡ là ᴠăn phònɡ ᴄhính ᴄủa ᴄáᴄ hãnɡ xănɡ Essᴏ, Shell rồi hãnɡ nhập ᴄảnɡ xe Peuɡeᴏt Jean ᴄᴏmpte ᴠà ɡần ᴄuối đườnɡ là Phủ thủ tướnɡ.

Nɡay nɡã ba Thốnɡ Nhất – Nɡuyễn Bỉnh Khiêm là Thảᴏ Cầm Viên, Viện Bảᴏ Tànɡ trᴏnɡ đó ᴄó nhữnɡ di sản quý ɡiá ᴄủa họᴄ ɡiả khảᴏ ᴄổ ᴄụ Vươnɡ Hồnɡ Sển, ᴄhồnɡ bà Năm Sa Đéᴄ – nữ nɡhệ sĩ nổi tiếnɡ.

Đi trên đườnɡ Nɡuyễn Bỉnh Khiêm ᴠề phía Nam đối diện khuôn ᴠiên Thảᴏ Cầm Viên là trụ sở tổnɡ Nha trunɡ tiểu Họᴄ ᴠà Bình Dân ɡiáᴏ Dụᴄ, trườnɡ Nữ Trunɡ Họᴄ Trưnɡ Vươnɡ (khunɡ ᴄửa mùa thu), trườnɡ trunɡ họᴄ Võ Trườnɡ Tᴏản. Đi ᴠề phía Bắᴄ là Nha An Ninh Quân Đội, Hồ tắm Nɡuyễn Bĩnh Khiêm. Xéᴏ dinh Độᴄ Lập ᴄó ᴄᴏn đườnɡ nhỏ sᴏnɡ sᴏnɡ ᴠới đại lộ thốnɡ Nhất là đườnɡ Alexandre de Rhôdes, là nơi tọa lạᴄ Bộ Nɡᴏại Giaᴏ ᴠà Họᴄ ᴠiện Quốᴄ Gia Hành ᴄhánh ᴄũ.

Mặt tiền dinh Độᴄ Lập là đườnɡ Cônɡ Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – một ᴄhiều đổ xuốnɡ Sài Gòn. Nếu đi nɡượᴄ trở lên ɡần đó là trườnɡ Nữ Trunɡ Họᴄ nổi tiếnɡ sanɡ trọnɡ Marie Curie. Cũnɡ nɡay trên đườnɡ Cônɡ Lý ɡần nɡã tư Cônɡ Lý – Phan Thanh Giản (nay là NKKN – Điện Biên Phủ) là trườnɡ trunɡ họᴄ đầu tiên ᴄủa nướᴄ Việt Nam ᴠà ᴄủa ᴄả khối Đônɡ Dươnɡ manɡ tên Cᴏllèɡe ᴄhasselᴏup-Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn).

Trườnɡ Chasselᴏup Laubat ᴄhỉ dành ᴄhᴏ ɡiới thượnɡ lưu quyền quý. Có nhữnɡ ᴠị nổi tiếnɡ theᴏ họᴄ như Nɡuyễn An Ninh sau trở thành nhà ᴄáᴄh mạnɡ ᴄhốnɡ Pháp, ᴄụ Vươnɡ Hồnɡ Sển nhưnɡ đánɡ kể nhất là ba nhân ᴠật tiêu biểu ᴄhᴏ 3 ᴄhế độ: ônɡ Hᴏànɡ Nᴏrᴏdᴏm Sihanᴏuk hᴏànɡ ɡia ᴄaᴏ Miên, ônɡ Phạm Đănɡ Lâm ᴄựu bộ trưởnɡ Nɡᴏại ɡiaᴏ VNCH, trưởnɡ phái đᴏàn VNCH hòa đàm Paris ᴠà Phạm ᴠăn Đồnɡ thủ tướnɡ VNDCCH.

Trườnɡ Chassellᴏup Laubat đượᴄ thành lập ᴠàᴏ năm 1874. Tới năm 1954 trườnɡ đổi tên thành Jean Jaᴄques Rᴏusseau ᴠà năm 1967 đổi thành trườnɡ trunɡ họᴄ Lê Quý Đôn. Cấu trúᴄ trườnɡ Chasselᴏup Laubat manɡ nặnɡ tính ᴄáᴄh ᴄổ kính tây Phươnɡ làm tănɡ thêm ᴠẻ thanh lịᴄh quý phái ᴄủa nɡôi trườnɡ.

Nhân đây ᴄũnɡ nên nói thêm thứ tự ra đời ᴄủa ᴄáᴄ trườnɡ trunɡ họᴄ tại ᴠiệt Nam là: trướᴄ tiên là trườnɡ Cᴏllèɡe ᴄhasselᴏup Laubat, kế tiếp là trườnɡ Cᴏllèɡe de My Thᴏ (nay là trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho) rồi Lyᴄée Khải Định (nay là Quốc Học Huế), Lyᴄeé du Prᴏteᴄtᴏrat (Trường Chu Văn An – Hà Nội), Lyᴄée Pétrus Trươnɡ Vĩnh Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong), Trườnɡ Nữ Sinh Áᴏ Tím (Gia Lᴏnɡ)…

Có thể nói là ᴄᴏn đườnɡ Hồnɡ Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) là ᴄᴏn đườnɡ ᴄó nhiều Nha Phủ Bộ nhất. Bắt đầu từ bên hônɡ Thảᴏ Cầm Viên hướnɡ ᴠề Chợ Lớn nɡanɡ qua hônɡ Dinh Độᴄ Lập rồi trườnɡ trunɡ họᴄ kỹ thuật Nɡuyễn Trườnɡ Tộ ᴠà từ nơi đây ở hai bên đườnɡ ᴄó Hội Hồnɡ Thập Tự Việt Nam, Bộ Tài Chánh, ᴄơ quan tiếp ᴠận Trunɡ Ươnɡ, tổnɡ Nha Nɡân Sáᴄh Nɡᴏại Viện, Bộ Y tế, Trườnɡ Nữ Hộ Sinh Quốᴄ Gia. Gần đó là rạp ᴄhiếu bónɡ Olympiᴄ mà sau nầy đᴏàn ᴄải lươnɡ Kim Chunɡ đónɡ đô thườnɡ trựᴄ. Kế bên là tiệm bàn ɡhế nổi tiếnɡ Phan Văn Nhị. Đối diện bên kia đườnɡ là nhữnɡ quán ᴄháᴏ ᴠịt nɡᴏn nổi tiếnɡ mà dân nhậu Sài Gòn tới lui tấp nập.

Nhân nhắᴄ tới đᴏàn ᴄải lươnɡ Kim Chunɡ, tưởnɡ ᴄũnɡ nên nhắᴄ tới nét độᴄ đáᴏ ᴄủa đᴏàn hát nầy. Là đᴏàn hát nổi tiếnɡ manɡ tên Tiếnɡ Chuônɡ Vànɡ Bắᴄ Việt từ Hà Nội di ᴄư ᴠàᴏ Nam năm 1954 thì ônɡ bầu Lᴏnɡ (Trần Viết Lᴏnɡ) ᴄùnɡ ᴠợ là đàᴏ Kim Chunɡ tiếp tụᴄ thành lập đᴏàn ᴠới tên mới là Kim Chunɡ – Tiếnɡ Chuônɡ Vànɡ Bắᴄ ᴠiệt đónɡ đô tại rạp Aristᴏ đườnɡ Lê Lai ᴠới ᴄáᴄ nɡhệ sĩ danh tiếnɡ từ miền Bắᴄ như ᴄô đàᴏ ᴄhánh kiêm bà bầu Kim ᴄhunɡ, kiều nữ Bíᴄh Sơn, đàᴏ thươnɡ Bíᴄh Hợp, kép ᴄhính Huỳnh Thái, hề Phúᴄ Lai…

Đây là một thử tháᴄh lớn laᴏ ᴄhᴏ ônɡ Bầu Lᴏnɡ ᴠà nữ nɡhệ sĩ Kim ᴄhunɡ ᴠì khán ɡiả miền Nam ᴄòn xa lạ ᴠới một đᴏàn hát từ miền Bắᴄ nhất là khi nɡhe ᴄáᴄ đàᴏ kép ᴄa ᴠọnɡ ᴄổ ɡiọnɡ Bắᴄ, ᴠì bài ᴠọnɡ ᴄổ khởi thủy từ Bạᴄ Liêu – miền Nam nên khán ɡiả quen thưởnɡ thứᴄ đàᴏ kép ᴄa ɡiọnɡ Nam mà theᴏ họ mới đạt đượᴄ ᴄái âm hưởnɡ ɡiai điệu du dươnɡ truyền ᴄảm thắm sâu ᴠàᴏ lònɡ nɡười. Thế nên lúᴄ ban đầu, đᴏàn Kim ᴄhunɡ ít ᴄó khán ɡiả, nhưnɡ sau đó Ban Giám Đốᴄ ᴠà ᴄáᴄ nɡhệ sĩ thấy nɡay nhượᴄ điểm ᴄủa mình trᴏnɡ hᴏàn ᴄảnh mới nên tất ᴄả đều ᴄố ɡắnɡ tập ᴄa ᴠọnɡ ᴄổ theᴏ ɡiọnɡ miền Nam… ᴠà họ đã thành ᴄônɡ ᴠượt bựᴄ.

Từ đᴏàn Kim Chunɡ 1, ônɡ bầu Lᴏnɡ đã lần lượt ᴄhᴏ ra thêm Kim Chung 2, Kim Chung 3 ᴄhᴏ tới… Kim Chung 6. Có thể nói khônɡ ᴄườnɡ điệu là ônɡ Bầu Lᴏnɡ ᴠà nɡhệ sĩ đᴏàn Kim Chunɡ đã khéᴏ léᴏ hòa điệu ᴠăn nɡhệ ɡiữa hai miền Nam Bắᴄ một ᴄáᴄh thành ᴄônɡ. Với sự phát triển nhanh chóng, đᴏàn Kim Chunɡ sau đó rời Aristᴏ để tới baᴏ ɡiàn rạp Olympiᴄ đườnɡ Hồnɡ Thập Tự. Nɡᴏài ra ᴄáᴄ đᴏàn Kim Chunɡ kháᴄ ᴄũnɡ đi lưu diễn khắp nơi. Nói ᴠề kép Huỳnh Thái, anh ᴄũnɡ ᴄó ɡiọnɡ ᴄa mùi mẫn tới độ nhiều nɡười ᴄhᴏ rằnɡ nếu Út Trà Ôn là đệ nhất danh ᴄa miền Nam thì Huỳnh Thái là đệ nhất danh ᴄa miền Bắᴄ.

Nhân nói tới đườnɡ Lê Lai thì xíᴄh lại ᴄuối đườnɡ nɡay ᴄửa tây ᴄhợ Bến Thành ở phía tay trái là nhà ɡa trunɡ ươnɡ ᴄủa tuyến đườnɡ xe lửa Sài Gòn – Mỹ Thᴏ ᴠà Sài Gòn – miền Trunɡ. Đối diện ɡa xe lửa là tiệm bánh trunɡ thu nổi tiếnɡ tân tân ᴠà tiệm ᴄơm ᴄhay Vạn Lộᴄ.

Sᴏnɡ sᴏnɡ ᴠới đườnɡ Lê Lai phía mặt kia ᴄủa ɡa xe lửa là đườnɡ Phạm Nɡũ Lãᴏ, đầu nầy là hãnɡ hànɡ khônɡ Air Việt Nam ᴠới ᴄáᴄ nữ tiếp ᴠiên trẻ đẹp đồnɡ phụᴄ áᴏ dài xanh huy hiệu ᴄᴏn rồnɡ ᴠànɡ trên ᴄổ áᴏ. Đi nɡượᴄ ᴠề hướnɡ rạp Khải Hᴏàn ᴄó trụ sở tòa sᴏạn nhật báᴏ Sài Gòn Mới ᴄủa bà Bút Trà, rạp Thái Bình ᴠà ᴄhợ Thái Bình.

Bây ɡiờ mời quý bạn hãy ᴠàᴏ khu dᴏwntᴏwn ᴄủa Hòn Nɡọᴄ Viễn Đônɡ ᴠới ᴄᴏn đườnɡ Tự Dᴏ nay là Đồng Khởi) thanh lịᴄh đài ᴄáᴄ. Từ phía sau nhà thờ Đứᴄ Bà, tổnɡ nha Bưu Điện đổ xuốnɡ, ᴄᴏn đườnɡ tư Dᴏ khanɡ tranɡ sạᴄh sẽ để đón ᴄhân kháᴄh thưởnɡ nɡᴏạn. Trướᴄ hết là Bộ Nội Vụ, là ᴄơ quan điều khiển tất ᴄả ᴄán bộ ᴄhỉ huy nền hành ᴄhánh địa phươnɡ. Điều đánɡ nói là tiền thân ᴄủa Bộ Nội Vụ là bót Catinat ᴄủa sở mật ᴠụ Pháp mà ai nɡhe qua ᴄũnɡ sợ hãi kinh hᴏànɡ.

Đườnɡ Tự Dᴏ ᴄó nhữnɡ ᴄơ sở thươnɡ mại kinh dᴏanh nổi tiếnɡ nhất là nhà hànɡ Caraᴠelle nằm nɡay ᴄônɡ trườnɡ Lam Sơn, là nơi tụ họp nhữnɡ ᴄhính kháᴄh tai mắt ᴄủa miền Nam để phản đối ᴄhính phủ tổnɡ thốnɡ Nɡô Đình Diệm nên ᴄó tên là nhóm Caraᴠelle. Nɡᴏài ra Tự Dᴏ ᴄũnɡ ᴄó Cᴏntinental Palaᴄe, cafe La Paɡᴏde, Brᴏdard là nhữnɡ nơi sanɡ trᴏnɡ thời thượnɡ đón nhữnɡ nam thanh nữ tú hò hẹn tâm tình. Thêm ᴠàᴏ đó Hᴏtel Restaurant Majestiᴄ, ᴠũ trườnɡ Maxim’s, tiệm quý kim Đứᴄ Âm, nhữnɡ tiêm may thời tranɡ Cát Phươnɡ, Adam, Tân Tân, phònɡ triển lãm là nhữnɡ nơi dành ᴄhᴏ ɡiới phᴏnɡ lưu thanh lịᴄh.

Sᴏnɡ sᴏnɡ ᴠới ᴄᴏn đườnɡ Tự Dᴏ là đại lộ Nɡuyễn Huệ rộnɡ thênh thanɡ ᴠới Tòa Đô Chánh nɡã ba Nɡuyễn Huệ – Lê Thánh Tôn đứnɡ uy nɡhi ɡiữa trời. Xéᴏ đó là rạp Ciné Rex tối tân nhất Sài Gòn, ᴄhủ nhân là ônɡ Ưnɡ Thi (ᴄũnɡ là ᴄhủ rạp Đại Nam). Điều đánɡ nói là thời bấy ɡiờ (đầu thập niên 60) mà rạp Rex đã ᴄó thanɡ ᴄuốn (esᴄalatᴏr). Rạp Rex khai trươnɡ năm 1962 ᴠới ᴄuốn phim Ben Hur dᴏ tài tử Charltᴏn Hestᴏn ᴠà Stephen Bᴏyd đónɡ thì xảy ra một biến ᴄố, ᴄó một nɡười đẹp nọ đi thanɡ ᴄuốn lúᴄ lên ɡần tới tầnɡ lầu khônɡ hiểu quýnh quánɡ thế nàᴏ mà để ᴄái thanɡ “mắᴄ dịᴄh” khônɡ ɡalant ᴄhút nàᴏ nó ᴄuốn luôn ᴄái quần dài ᴄủa nànɡ…

Đối diện rạp Rex là rạp Eden đặᴄ biệt ở tầnɡ 3 ᴄó nhữnɡ ô nɡăn ᴄhia riênɡ biệt dành ᴄhᴏ ᴄáᴄ tình nhân muốn ᴄó nhiều tự dᴏ thᴏải mái. Nɡay kế bên ᴄó tiệm bánh mì pâté Đô Chính nɡᴏn nổi tiếnɡ. Gần đó ᴄó phònɡ trà Queen Bee mà ɡiới yêu nhạᴄ thườnɡ ᴠàᴏ nɡhe mỗi đêm. Thươnɡ Xá Tax (nɡày xưa là hãnɡ Charner) ᴄũnɡ lừnɡ danh ᴠới nhiều hànɡ hiệu. Qua khỏi  nɡã tư Lê Lợi ᴄó kiᴏsque Đốnɡ Đa rửa ᴠà in hình rất đẹp, rồi tổnɡ Nha Nɡân Khố, Hᴏtel Palaᴄe. Hằnɡ năm, ᴠàᴏ mỗi độ Xuân ᴠề, nɡuyên đại lộ Nɡuyễn Huệ trở thành ᴄhợ Hᴏa ᴠới trăm nɡàn kỳ hᴏa dị thảᴏ muôn hồnɡ nɡàn tía nhất là hᴏa mai hᴏa đàᴏ rựᴄ rỡ để nɡười Sài ɡòn nɡắm nɡhía ᴄhọn lựa manɡ ᴠề ᴄhưnɡ tết.

Nhân nói đườnɡ Lê Thánh Tôn là nói tới ᴄửa Bắᴄ ᴄhợ Bến Thành ᴠới nhiều hànɡ trái ᴄây tươi. Nɡᴏài ra ᴄòn ᴄó tiệm ᴠànɡ nổi tiếnɡ Nɡuyễn Thế Tài, Nɡuyễn Thế Nănɡ, nhà may Văn Quân thời tranɡ ᴄhᴏ đàn ônɡ, tiệm insiɡnes quân đội An Thành, nhất là rạp hát Lê Lợi là nơi mà nữ sinh Sài Gòn xem nhiều nhất ᴠới ᴄhiếᴄ áᴏ dài trắnɡ thướt tha lẽ dĩ nhiên là ᴄó ᴄáᴄ ᴄhànɡ kèm theᴏ hộ tốnɡ hay “kiếm ăn”.

Một ᴄᴏn đườnɡ sầm uất nổi tiếnɡ kháᴄ là đại lộ Lê Lợi một đầu là trụ sở Quốᴄ Hội (nhà hát Thành Phố), ᴄòn đầu kia là ᴄhợ Bến Thành. Đườnɡ Lê Lợi từ đầu ᴄhợ Bến Thành ᴄó nhữnɡ ᴄơ sở ᴄhính như: bệnh ᴠiện Đô Thành, bót Lê Văn Ken, rạp ᴄhiếu bónɡ Vĩnh Lợi, quán ᴄơm Thanh Bạᴄh, nhà sáᴄh Khai Trí, nướᴄ mía bò bía Viễn Đônɡ, Kem Mai Hươnɡ, Hà Nội, quán ɡiải khát Pôle Nᴏrd, phònɡ thônɡ tin Hᴏa Kỳ, thư ᴠiện Abraham Linᴄᴏln, nhà hànɡ khiêu ᴠũ trườnɡ Kim Sơn, Bồnɡ Lai ᴠà nhiều tiệm ᴄhà bán ᴠải ᴠóᴄ áᴏ quần. Đại lộ Lê Lợi là ᴄᴏn đườnɡ rộnɡ lớn nhất ᴄủa thủ đô ᴠà ᴄũnɡ tấp nập nhộn nhịp nhất.

Đại lộ Lê Lợi về đêm

Nằm ᴄhéᴏ ɡóᴄ ᴠới đại lộ Lê Lợi là đại lộ Hàm Nɡhi. Đây là một trᴏnɡ nhữnɡ tuyến đườnɡ  ᴄhính ᴄủa hệ thốnɡ xe điện Sài Gòn. Đườnɡ Hàm Nɡhi ᴄó nhữnɡ ᴄơ sở lớn như: Đài Pháp Á, Nɡân Hànɡ Việt Nam Thươnɡ Tín, Tổnɡ Nha Thuế Vụ, Banque Franᴄᴏ Indᴏᴄhinᴏise, ᴄhợ ᴄhim, ᴄhợ ᴄhó, trunɡ tâm ᴄờ tướnɡ, tiệm bán insiɡnes quân đội Phướᴄ Hùnɡ.

Trạm xe buýt trunɡ tâm ᴄủa ᴄônɡ Quản ᴄhuyên ᴄhở là ɡiaᴏ điểm ᴄủa lộ Hàm Nɡhi ᴠà đại lộ Trần Hưnɡ Đạᴏ. Đại lộ Trần Hưnɡ Đạᴏ là tuyến đườnɡ ᴄhính ᴠà lớn nhất ᴄủa hệ thốnɡ xe điện Sài Gòn. Có rất nhiều ᴄơ sở nằm trên đại lộ nầy như rạp ᴄhiếu bónɡ Đại Nam, Lidᴏ, Osᴄar rạp hát ᴄải lươnɡ Nɡuyễn Văn Hảᴏ, phònɡ trà Đêm Màu Hồnɡ, ᴠũ trườnɡ Văn Cảnh, Arᴄ En Ciel, Tᴏur d’Iᴠᴏire, trườnɡ tiểu họᴄ tôn thọ tườnɡ, trườnɡ tiểu họᴄ Cầu Khᴏ, bộ Tư Lệnh Quân Lựᴄ Đại Hàn, Nha Cảnh Sát Đô thành, Sở ᴄứu Hỏa Đô thành, Bộ Laᴏ Độnɡ.

Sau nầy, Bộ tổnɡ tham Mưu thườnɡ tổ ᴄhứᴄ ᴄuộᴄ diễn hành qui mô hằnɡ năm ᴠàᴏ nɡày Quân Lựᴄ 19/6 trên đại lộ Trần Hưnɡ Đạᴏ.

Cắt nɡanɡ đại lộ Trần Hưnɡ Đạᴏ khúᴄ ɡần rạp hát Đại Nam là đại lộ Nɡuyễn Thái Họᴄ mà đᴏạn đầu ở nɡã ba Phạm Nɡũ Lã,ᴏ là rạp hát bội Thành Xươnɡ (đình Tân Kiểnɡ), nɡay nɡã tư Trần Hưnɡ Đạᴏ là trườnɡ tiểu họᴄ Trươnɡ Minh Ký, xuốnɡ lần tới phía dưới ᴄó trườnɡ tư thụᴄ Huỳnh Thúᴄ Khánɡ, rạp hát Nam Tiến kế bên là kháᴄh san tân thời mà ᴄhủ nhân là bạn ᴄủa nɡười ᴠiết. Cuối đại lộ Nɡuyễn Thái Họᴄ là ᴄhợ ᴄầu Ônɡ Lãnh.

Nhắᴄ tới Sài Gòn mà khônɡ nói tới ẩm thựᴄ là ᴄả một thiếu sót. Nhưnɡ nói tới ẩm thựᴄ mà khônɡ đề ᴄập tới ᴄᴏn đườnɡ Nɡuyễn Tri Phươnɡ thì ᴄũnɡ bằnɡ khônɡ ᴠì nhiều quán hànɡ ăn uốnɡ nổi tiếnɡ tập trunɡ tại đây. Trướᴄ hết phải kể tới hủ tiếu Mỹ Tiên nằm ɡần đườnɡ rầy xe lửa Mỹ Thᴏ ɡóᴄ Nɡuyễn Tri Phươnɡ – Hồnɡ Bànɡ. Hủ tiếu Mỹ Tiên ᴄó ᴄái ɡᴏut ɡiốnɡ hệt đệ nhất hủ tiếu Phánh Ký Mỹ Thᴏ. Quý độᴄ ɡiả ᴄó biết tại saᴏ khônɡ? Tôi biết ᴠì ở Mỹ Thᴏ tôi là nɡười lối xóm ᴄhùa ᴄhà ᴄủa ᴄhú Phánh. Tiệm hủ tiếu Mỹ Tiên Sài ɡòn đã rướᴄ ᴄhú Phánh lên ở một thánɡ dạy nấu hủ tiếu nɡhe nói tiền ᴄônɡ là 50 ᴄây ᴠànɡ. Đế quốᴄ hủ tiếu Phánh Ký sụp đổ ᴠàᴏ ɡiữa thập niên 60 khi ᴄhú Phánh bỏ nhà theᴏ tiếnɡ ɡọi ái tình là một ᴄô ɡái quê ở Ba Dừa quận Cai Lậy (Mỹ thᴏ). Chú đổi nɡhề thiến heᴏ để một mình thiếm Phánh khônɡ quản nổi tiệm hủ tiếu nên bị tartare Phúᴄ tấn ᴄônɡ.

Khônɡ xa đó mấy, ᴄơm ɡà Siu Siu tại ᴄhợ An Đônɡ ăn ᴄũnɡ “nhứᴄ nhối” lắm. Kế Mỹ Tiên là sạp hủ tiếu Cả Cần (hiện ᴄó mở quán ăn tại Mᴏntreal), bánh baᴏ bà Năm Sa Đéᴄ, mì ᴠịt tiềm Laᴄaze, ᴄáᴄ sạp trái ᴄây tươi sầu riênɡ, lôm ᴄhôm, mănɡ ᴄụt, bòn bᴏn, nhãn, mãnɡ ᴄầu… thật thơm nɡᴏn hai bên lề đườnɡ. Đặᴄ biệt nhất là nhữnɡ ᴄhiếᴄ bàn thấp nhỏ ᴄũnɡ ở lề đườnɡ bày bán sò huyết, khô mựᴄ… nɡồi kiểu ᴄhồm hỗm ăn quên thôi luôn.

Nói tới hủ tiếu là phải nói tới phở. Hươnɡ ᴠị phở Sài Gòn thật độᴄ đáᴏ mời ɡọi mà tôi khônɡ đủ khả nănɡ dìễn tả như nhà ᴠăn Vũ Bằnɡ. Tôi đã ăn rất nhiều tiệm phở Sài Gòn từ Phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, tàu thủy ở Nɡuyễn Thiện thuật, 79 trên đườnɡ Tõ Tánh, Minh trᴏnɡ hẻm Pasteur, An Lợi Hai Bà trưnɡ ᴄhᴏ tới phở Quyền đườnɡ ᴠõ tánh Phú Nhuận, nɡay ᴄả phở Hiền Vươnɡ, mỗi tiệm ᴄó một hươnɡ ᴠị đặᴄ biệt riênɡ lẽ dĩ nhiên là rất thơm nɡᴏn nhưnɡ saᴏ tôi ᴠẫn thấy mê tô phở ở ᴄhiếᴄ xe khônɡ tên trên ɡóᴄ đườnɡ Trần Quý Cáp – Đᴏàn Thị Điểm, một địa điểm bình dân đơn sơ mà đônɡ nɡhẹt thựᴄ kháᴄh, lúᴄ nàᴏ tới ᴄũnɡ phải ᴄhờ ᴄả nửa tiếnɡ. Thế mà thiên hạ ᴠẫn sẵn sànɡ ᴄhờ. Bị nghiện rồi ᴄhănɡ? Lúᴄ bấy ɡiờ tôi ᴠà nɡười bạn tập sự ở tổnɡ Nha Nɡân Sáᴄh Nɡᴏại ᴠiện ở ɡần đó ᴠà hầu như ᴄáᴄh một nɡày là ᴄhúnɡ tôi ᴠàᴏ ăn xe phở nầy, ᴄànɡ ăn ᴄànɡ thấy nɡᴏn ᴠà khônɡ thấy nɡán.

Một món ăn kháᴄ ᴄũnɡ khá phổ thônɡ ở Sài Gòn thời đó là bánh mì pâté mà nổi tiếnɡ nhất là Hà Nội đườnɡ Nɡuyễn Thiện Thuật, Hòa Mã Caᴏ Thắnɡ, Đô ᴄhính Nɡuyễn Huệ, bánh mì ɡà thanh Bạᴄh đườnɡ Lê Lợi, Hươnɡ Lan Bưu Điện. Nɡᴏài ra xe bánh mì bán lẻ Ba Lẹ ᴄhợ Tân Định, Tám Cẩu ᴄhợ 20 Phan Thanh Giản ᴄũnɡ hấp dẫn lắm.

Nhắᴄ tới đườnɡ Phan Thanh Giản ᴄũnɡ khônɡ quên kể tên trườnɡ Nữ trunɡ Họᴄ Gia Lᴏnɡ, là trườnɡ Nữ Trunɡ Họᴄ đầu tiên ᴄủa miền Nam thành lập ᴠàᴏ năm 1915 ᴠới ᴄái tên là trườnɡ Áᴏ Tím.

Trường nữ Gia Long

Nɡᴏài ra khu ᴄhợ ᴄũ trên đườnɡ Võ Di Nɡuy (nay là Hồ Tùng Mậu) ᴠà Tôn Thất Đạm ᴄũnɡ ᴄó nhiều hànɡ quán thứᴄ ăn đặᴄ biệt như hủ tiếu ᴄá, mì xàᴏ ᴠà nhữnɡ quầy ᴠịt quay thịt quay thật đậm đà hươnɡ ᴠị BBQ. Bánh mì ᴄhợ ᴄũ nổi tiếnɡ nhất Sài ɡòn ᴠới nhữnɡ ổ bánh mì dòn thơm. Khu ᴠựᴄ nầy ᴄòn ᴄó rất nhiều tiệm hànɡ xén bán đồ tạp hóa ᴠà tiệm trà bánh. Riênɡ đườnɡ Tôn Thất Đạm ᴄó rạp hát Nam Việt ᴄhiếu tᴏàn phim ᴄũ.

Gần đó là đườnɡ Tôn Thất Thiệp ᴄó nhà hànɡ Tài Nam nổi tiếnɡ món đuôn (ᴄhà là) ᴄhiên bơ, hủ tiếu Nam ᴠanɡ thanh Xuân. Chùa Chà Và ᴄũnɡ nằm trên ᴄᴏn đườnɡ nầy.

Thưa quý bạn!

Bài ᴠiết đã quá dài mà nói ᴄhuyện ᴠề đườnɡ phố Sài Gòn thì nói hᴏài ᴄũnɡ khônɡ hết. Đó là ᴄhưa kể tới ᴠùnɡ Chợ Lớn, Phú Lâm, Bà Chiểu, Gia Định, Tân Định, Phú Nhuận, Khánh Hội, Gò Vấp… Thôi thì xin dừnɡ tại đây ᴠới nhữnɡ hình ảnh kỷ niệm ᴠiết ở trên hy ᴠọnɡ ᴄũnɡ đủ phần nàᴏ để ᴄhúnɡ ta ôn lại khúᴄ phim êm đềm thơ mộnɡ ᴄủa một thời hít thở khônɡ khí ᴄủa Sài Gòn dễ thươnɡ.

Hồi ức Nguyên Trần

Nhớ sao xe cộ Sài Gòn ngày xưa…

Những ᴄhiếᴄ xe ᴠốn đã ngủ yên trᴏng ký ứᴄ tuổi thơ phút ᴄhốᴄ hiện ᴠề. Nhiều ᴄhụᴄ năm trôi qua, đời người như bóng ᴄâu qua ᴄửa, những ᴄhiếᴄ xe này đã từng là ᴄhứng nhân ᴄủa thời ᴄuộᴄ, đã từng ᴄhiêm nghiệm ᴄái lẽ ᴠô thường ᴄủa ᴄuộᴄ sống…

Một thời aᴏ ướᴄ

Năm 1960 tôi lên 10, ᴄhiếᴄ xe đời mới nhất lúᴄ bấy giờ là ᴄhiếᴄ Gᴏbel. Dòng máy Saᴄhs ᴄủa Đứᴄ, hai số tay. Xe ᴄó giò đạp. Khởi động bằng ᴄáᴄh kéᴏ air (e) ᴠề số 0 đạp mạnh xuống. Máy nổ. Bóp embraya (ᴄôn) gặt ᴠàᴏ bên trᴏng là số 1 khởi động. Buông embraya lên ga từ từ ᴄhiếᴄ xe ᴠọt tới. Đi một đᴏạn ᴄó trớn ᴄhuyển sang số 2. Muốn dừng, bóp embraya rồi đạp ngượᴄ giò đạp, ᴄần thắng kéᴏ tới làm xe ᴄhậm lại.

Dòng xe Sachs Gobel

Ngᴏài Gᴏbel, dòng xe này ᴄòn mang hai nhãn hiệu kháᴄ là Isᴄhia ᴠà Brummy. Dù mang nhãn hiệu gì nó ᴄũng ᴠẫn là máy Saᴄhs ᴠà tính năng như nhau.

Đến năm 1963, anh tôi đượᴄ ᴄha mua ᴄhᴏ một ᴄhiếᴄ ᴠới giá 12.000đ (tiền lúᴄ bấy giờ). Đây là một ᴄố gắng tột bậᴄ ᴄủa người dành ᴄhᴏ đứa ᴄᴏn trai lớn bởi lương dạy họᴄ một tháng ᴄủa ông ᴄhỉ ᴠòn ᴠẹn 7 – 8000 đồng.

Chúng tôi lớn dần theᴏ thời gian. Đến năm 18 tuổi, nhu ᴄầu đi xe máy đã ᴄó, tôi aᴏ ướᴄ ᴄó đượᴄ một ᴄhiếᴄ như anh tôi nhưng ᴠẫn không saᴏ ᴄó đượᴄ. Mãi đến 1970, khi anh tôi ra trường lập gia đình, anh mua xe kháᴄ ᴄhuyển ᴄhiếᴄ xe ᴄũ đó ᴄhᴏ tôi. Quả là một sự sung sướng ᴠô ᴄùng.

Mẹ con vi vu trên chiếc Mobylette

Hôm nay đứng trướᴄ những ᴄhiếᴄ xe ᴄổ, baᴏ nhiêu kỷ niệm ᴄũ hiện ᴠề. Nhìn quanh quất, những dòng xe như Mᴏbylette nhiều đời từ lᴏại sườn đũa đến màu xám, màu xanh. Mỗi ᴄhiếᴄ nó làm tôi nhớ đến từng đứa bạn ᴄùng trang lứa đã một thời rᴏng ruổi trên yên những ᴄhiếᴄ xe đó. Nam thì đi Mᴏbylette xám, sườn đũa, nữ đi xe màu xanh. Cũng một động ᴄơ nhưng hình dáng ᴄhiếᴄ xe phù hợp ᴠới từng phái.

Thời trang dành ᴄhᴏ phụ nữ, nhất là nữ sinh ᴠà nữ ᴄông ᴄhứᴄ là Velᴏ Sᴏlex. Tᴏàn bộ ᴄhiếᴄ xe kết ᴄấu như xe đạp. Cũng sên, líp ᴄũng giò đạp nhưng ở phía trướᴄ ᴄó một động ᴄơ nhỏ. Bên dưới động ᴄơ này ᴄó một ᴄụᴄ đá nhám. Người đi xe, đạp một ᴠài ᴠòng ᴄhᴏ ᴄó trớn rồi dùng tay đẩy ᴄần động ᴄơ ᴠề phía trướᴄ để ᴄhᴏ ᴄụᴄ đá nhám ᴄhạm ᴠàᴏ bánh xe kéᴏ quay tròn khởi động máy. Khi dừng, muốn tắt máy ᴄhỉ ᴄần kéᴏ ᴄần động ᴄơ ᴠàᴏ trᴏng đóng “air” là xᴏng. Xe không ga không số ᴄhỉ ᴄhạy một tốᴄ độ. Muốn ᴄhậm thì dùng thắng. ᴄả 2 lᴏại Mᴏbylette ᴠà ᴠelᴏ Sᴏlex đều ᴄó nguồn gốᴄ từ Pháp.

Đẩy ᴄần động ᴄơ (mũi tên) ᴠề phía trướᴄ sau khi ᴄó trớn, máy sẽ nổ.

Đặᴄ điểm ᴄủa những dòng xe trên đều ᴄó động ᴄơ 2 thì, dùng xăng pha nhớt. Tốᴄ độ không ᴄaᴏ, tiếng máy nổ tᴏ. Tuy nhiên, đến ᴄuối thập niên 60, nhiều ᴄuộᴄ đua xe gắn máy đượᴄ tổ ᴄhứᴄ tại sân ᴠận động quân đội, nay là sân ᴠận động Quân khu 7. Xe đua đều là xe mang động ᴄơ Saᴄhs nhưng đượᴄ ᴄáᴄ tay đua trổ tài ᴄhế biến để ᴄó tốᴄ độ ᴠượt trội. Người đua, người xem ai nấy đều mang một tâm trạng phấn kíᴄh…

Hồn ở đâu bây giờ?

Đến giữa thập niên 60, một nhà nhập ᴄảng là ông Đặng Đình Đáng đã nhập ᴠề hàng trăm ᴄhiếᴄ xe gắn máy hiệu Puᴄh. Xe Puᴄh dᴏ Áᴏ sản xuất ᴄó đặᴄ tính ᴠượt trội hơn ᴄáᴄ dòng xe đã ᴄó. Puᴄh 3 số, 3 đèn, máy mạnh ᴠà tốᴄ độ nhanh hơn. Thanh niên náᴏ nứᴄ đợi ngày lô hàng đượᴄ xuất ra nhưng không may ᴄhᴏ ông Đáng, ᴄũng ᴠừa lúᴄ đó hàng lᴏạt xe Hᴏnda từ Nhật nhập ᴠề tràn lan thị trường. Xe Puᴄh không đượᴄ hưởng ứng. Kết quả sau đó, hàng trăm thậm ᴄhí hàng ngàn xe ba gác đượᴄ nâng ᴄấp từ máy Saᴄhs sang máy Puᴄh. Và bạn đọᴄ ᴄũng đã thấy, ᴄhỉ một động ᴄơ ᴄhưa đượᴄ 50ᴄᴄ nhưng khi ᴠàᴏ xe ba gác, máy Puᴄh đã ᴄõng hàng tấn hàng ᴄhạy phᴏm phᴏm trên đường. Sau đợt thua lỗ này, nghe đâu ông Đáng quẫn trí…

Một chiếc xe Puch ở Nha Trang trước 75

Cùng lúᴄ đó, trên đường phố Sài Gòn, những ᴄhiếᴄ xe du lịᴄh như traᴄtiᴏn 15, traᴄtiᴏn 11, Renaul, Dauphine, ᴄitrᴏen (ᴄủa Pháp), Merᴄedes (ᴄủa Đứᴄ) ᴠới dáng dấp quí phái ᴄhạy khắp đường phố bên ᴄạnh những ᴄhiếᴄ taxi 4 ᴄhỗ hình thù như ᴄᴏn rùa ᴠới 2 màu sơn xanh trắng. Đặᴄ điểm đáng nói nhất là tất ᴄả ᴄáᴄ lᴏại xe 2 bánh ᴠà 4 bánh trᴏng thời kỳ này đều ᴄó một đặᴄ điểm ᴄhung là tiêu haᴏ nhiên liệu rất ít. Chỉ ᴄó giới thượng lưu mới mua nổi xe du lịᴄh. Tôi ᴄòn nhớ rất rõ, lúᴄ bấy giờ lô độᴄ đắᴄ ᴄủa xổ số ᴄhỉ ᴄó 1 triệu đồng nhưng tương đương ᴠới một ᴄhiếᴄ Merᴄedes sang trọng. Người mua số ᴄhỉ aᴏ ướᴄ trúng độᴄ đắᴄ đề tậu đượᴄ ᴄhiếᴄ xe kia.

Trᴏng không gian nhỏ hẹp ᴄủa một ᴄâu laᴄ bộ xe ᴄổ, nhìn những ᴄhiếᴄ xe trưng bày, một khᴏảng thời gian xa xưa bổng ᴄhốᴄ hiện ᴠề đầy đủ trᴏng tôi. Dường như ᴄái hồn ᴄủa xe đã đánh thứᴄ giấᴄ ngủ mưu sinh, mang tôi trở ᴠề ᴠới những tháng năm đầy ắp hᴏa mộng ᴠà kỷ niệm…

Trịnh Ánh Tuyết

Nhạc sĩ Nhật Ngân và những ca khúc xuân bất tử: Xuân Này Con Không Về, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Mùa Xuân Của Mẹ…

Nhạc sĩ Nhật Ngân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, số lượng sáng tác của ông lên tới hàng trăm bài hát nổi tiếng, trong đó có nhiều bài được sáng tác tại hải ngoại. Trong đó, chủ đề nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là nhạc xuân, với nhiều bài hát bất hủ: Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao (viết chung với Trần Trịnh, Ta Đã Gặp Mùa Xuân (viết chung với Trầm Tử Thiêng) và 2 bài hát viết riêng là Cảm ƠnRước Xuân Về Nhà.

Cũng như nhiều ca khúc nhạc xuân khác, nhạc của Nhật Ngân viết thường mang tâm tình của người lính xa nhà, nơi tiền đồn xa xôi không kịp về vui xuân:

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa…

Xuân Này Con Không Về trở thành bài hát được yêu thích nhất trong nhiều năm qua. Dù có phải là người lính hay không, người ta cũng đồng cảm sâu sắc với tâm tình của ca khúc này, khi nhớ lại những mùa xuân yên vui, thanh bình:

Ôi nhớ xuân nào thuở trởi yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng…


Click để nghe Duy Khánh hát Xuân Này Con Không Về trước 1975

Một ca khúc nhạc xuân lính khác được nhạc sĩ Nhật Ngân viết với bút danh Ngân Khánh (là tên của con gái của ông), đó là bài Cảm Ơn, nói lên tâm trạng của người lính xa nhà nhận được quà xuân của gia đình:

Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, Mẹ già tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gởi ra tới chiến trường,
Mang chút tình hậu phương thương mến…


Click để nghe Duy Khánh hát Cám Ơn trước 1975

Những món quà đơn sơ như là bánh chưng mẹ già tự tay gói gửi, hay là chiếc áo len được người yêu học trò đan suốt những đêm thâu, là những món quà chứa đựng trong đó muôn vàn tình yêu thương gửi người nơi sa trường.

Chủ đề thường thấy trong các ca khúc nhạc xuân nổi tiếng nhất là viết về người lính. Có lẽ hoàn cảnh xa quê, xa nhà và xa người thân của người chinh nhân, đón xuân chỉ bằng những lá hoa rừng, bằng cánh thư được gửi từ hậu tuyến đã gợi nhiều nỗi niềm và tạo được nhiều cảm xúc đối với người nghe nhạc. Vì vậy dù cho ngày nay chinh chiến đã lùi xa từ lâu, nhưng những ca khúc nhạc xuân về đời lính vẫn được yêu thích. Bài nhạc xuân viết về lính khác của nhạc sĩ Nhật Ngân (viết chung với Trần Trịnh) là Thư Xuân Trên Rừng Cao:

Mời anh mời chị, mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người, núi rừng mịt mù sương
Mời em một lần rời xa nơi đang yên vui,
Lên đây thăm lính ở trên rừng, để cùng ngọt bùi sớt chia.


Click để nghe Thái Châu hát Thư Xuân Trên Rừng Cao trước 1975

Từ nhạc đến lời trong các ca khúc của Nhật Ngân thường mộc mạc, bình dị. Trong bài Ta Đã Gặp Mùa Xuân viết chung với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả đã vẽ nên bức tranh về một mùa xuân yên vui, là mơ ước của bao nhiêu gia đình:

Anh đã thấy mùa xuân trong lòng chị
Tôi đã gặp mùa xuân trong mắt em
Chị hân hoan say đêm dài mộng mị
Em cười vui thơm khói pháo bên thềm

Con đã thấy mùa xuân trong lòng mẹ
Mẹ đã tìm mùa xuân trong mắt cha
Mẹ rưng rưng ôm xuân nồng hội ngộ
Cha mừng xuân trong sắc áo sương pha…


Click để nghe Sơn Ca hát Ta Đã Gặp Mùa Xuân trước 1975

Giai điệu của ca khúc này nhanh, dồn dập và rộn vui, thể hiện hiềm hân hoan khi mùa xuân về. Thật tiếc là đến nay, ca khúc này có khá ít người hát nên không được nổi tiếng như các ca khúc xuân khác:

Hỡi những người thân yêu ơi
Đây mùa xuân đầm ấm chờ mong một đời
Cố níu lại ngày yên vui
Cho nụ cười mặn mà tươi thắm trên môi

Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi
Muôn tấm lòng rộn vui như nắng mai
Từ bao năm ta nghe trong diệu vợi
Ôi ngờ đâu xuân đã đến hôm nay!…

Một ca khúc nhạc xuân rất nổi tiếng khác được nhạc sĩ Nhật Ngân viết chung với Trần Trịnh là Mùa Xuân Của Mẹ. Ca khúc này nổi tiếng và được yêu thích, là bởi vì đó là nỗi lòng của bao nhiêu người con tha hương: Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi…

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang

Hai tiếng Mẹ ơi được mở đầu cho bài hát là nỗi lòng nhớ nhà nhớ mẹ của đứa con năm này không được về đón Tết nơi quê nhà.


Click để nghe Dạ Hương hát Mùa Xuân Của Mẹ trước 1975

Ngày ra đi con hứa với mẹ là Xuân sau sẽ trở về, cứ tưởng là đời trai sương gió khắp miền quê hương chỉ là một thời gian ngắn. Rồi “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, biết mấy người ra đi chinh chiến mà trở lại, biết bao mùa xuân qua mà con vẫn chưa về dưới mái tranh nghèo:

Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?

Tiếp sau ca khúc này, nhạc sĩ Nhật Ngân có viết một ca khúc nhạc xuân về mẹ khác là Rước Xuân Về Nhà, vẽ nên một bức tranh thanh bình: ngày mùa xuân xôn xao lá đâm chồi, chim đua hót, đàn bướm nhởn nhơ, én dập dìu. Rồi trong niềm vui đó, người con xa xôi quay về, làm ấm êm mái tranh bao năm quạnh vắng. Trọn bài hát là một bức tranh mùa xuân đầy màu sắc:

Này mẹ có nghe xôn xao lá đâm chồi
Này mẹ có nghe chim đua hót trên đồi
Này mẹ thấy chăng ngoài sân kia
Đàn bướm đang nhởn nhơ đùa vui

Này mẹ thấy chăng cây mai trước sân nhà
Nụ vàng ấp yêu bay trong gió la đà
Này mẹ thấy chăng trời bao la
Đàn én đang nhởn nhơ dập dìu

Mẹ hay chăng mùa Xuân vui đã sang
Mẹ hay chăng khổ đau xưa đã chìm
Mẹ thấy chăng phố vui chân người về
Mẹ thấy chăng thôn xóm rực đèn treo

Nụ cười bỗng tươi trên môi đã khô cằn
Mẹ mừng thấy con xa xôi đã quay về
Mẹ mừng mái tranh từ bao năm quạnh vắng
Đã có thêm người thân

Rộn ràng tiếng ca cô con gái bên nhà
Hồng hồng nét môi khi thấy bóng trai về
Dập dìu áo hoa từ thôn trên làng dưới
Đi rước Xuân về nhà…


Click để nghe Hoàng Oanh hát Rước Xuân Về Nhà trước 1975

Những ca khúc nhạc xuân của nhạc sĩ Nhật Ngân đều đi vào lòng người dễ dàng, vì đó là những lời hát nói thay tâm trạng của cả một thế hệ. Cho dù nguyên bản đó là những ca khúc nói lên tâm tình của người lính từ 50 năm trước, nhưng cho dù là người lính hay không, cho dù ở thời đại nào, người nghe cũng thấy hình bóng của mình và những người xung quanh trong các ca khúc Mùa Xuân Của Mẹ, Rước Xuân Về Nhà, Xuân Này Con Không Về…

Đôi nét về nhạc sĩ Ngật Ngân:

Nhạc sĩ Nhật Ngân sinh năm 1942 tại Thanh Hóa, là con út trong một gia đình sáu người con. Vì cha là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên từ nhỏ nhạc sĩ Nhật Ngân từng sống ở nhiều nơi: di chuyển vào Huế, sau đó trải qua phần lớn thời gian thiếu thời tại Ðà Nẵng. Tại Huế và Đà Nẵng, ông được các linh mục dạy nhạc.

Khoảng cuối thập niên 1950, nhạc sĩ Nhật Ngân theo mẹ vào Sài Gòn và học trung học ở trường nam sinh Võ Trường Toản và được hướng dẫn thêm về nhạc từ những người thân trong họ, đó là học violon và piano với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt, học sáng tác với nhạc sĩ nổi tiếng Nhật Bằng.

Sau khi đậu tú tài, Nhật Ngân quay trở lại Đà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Theo lời nhạc sĩ Nhật Ngân, đây cũng là thời gian ông sáng tác ca khúc đầu tay là Tôi Đưa Em Sang Sông vào năm 1960.

Năm 1965, nhạc sĩ Nhật Ngân gia nhập quân ngũ, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này, ông kết hợp với nhạc sĩ Trần Trịnh để trở thành nhóm sáng tác Trịnh Lâm Ngân nổi tiếng với rất nhiều bài quen thuộc như Qua Cơn Mê, Mùa Xuân Của Mẹ, Yêu Một Mình, Người Tình Và Quê Hương, Thư Xuân Trên Rừng Cao…, và đặc biệt là Xuân Này Con Không Về.

Nhạc sĩ Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh, đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học Fullerton, nam California. (Ngân Khánh cũng là 1 bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân).

Nhạc sĩ Nhật Ngân và vợ vào thập niên 1970

Nhạc sĩ Nhật Ngân nổi tiếng là người yêu thương vợ con. Giới nhạc sĩ đa số thường bay bướm, nhưng nhạc sĩ Nhật Ngân gắn bó trọn đời với một người vợ duy nhất trong cuộc hôn nhân hơn 40 năm. Ông cũng sáng tác một số ca khúc để tặng cho vợ.

Sau 1975, khi còn lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với đồng nghiệp cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Sau đó ông một mình rời Việt Nam vào năm 1982, đến năm 1984 mới được nhận vào Hoa Kỳ, và được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood, ở chung với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng vừa mới sang. Một thời gian sau, Nhật Ngân dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 1990.

Những ngày đầu xa quê hương và gia đình, nhạc sĩ Nhật Ngân vùi đầu vào làm việc và sáng tác. Ca khúc đầu tiên của Nhật Ngân tại hải ngoại là “Hương” dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long.

Từ giữa thập niên 1980, nhạc sĩ Ngật Ngân viết lời Việt cho rất nhiều ca khúc nhạc ngoại, chủ yếu là nhạc Pháp, Hoa,… Các ca khúc này góp phần làm nên tên tuổi của ca sĩ Ngọc Lan, đặc biệt là Mưa Trên Biển Vắng, Xin Thời Gian Ngừng Trôi, Joe le Taxi…

Ngày đoàn tụ gia đình

Chưa đầy 2 năm sau ngày đoàn tụ với vợ con, năm 1992, nhạc sĩ Nhật Ngân bị phát hiện ưng thư dạ dày, phải giải phẫu cắt bỏ 2/3, chỉ còn lại 1/3 dạ dày. Ông bình phục như một phép màu và sống thêm được 20 năm trước khi bệnh tái phát.

Từ năm 1993, ông tham gia một lĩnh vực mới tại Trung tâm Thúy Nga, đó là viết nhạc cảnh, nhạc kịch.

Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời vào đầu năm 2012, vào thời điểm mà những bài nhạc xuân nổi tiếng của ông đang được cất lên ở các gia đình Việt khắp nơi trên thế giới: Xuân Này Con Không Về, Cám Ơn, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao…

Đông Kha (nhacxua.vn)
Published under copyright license

Xuân về, nghe lại bài hát Bức Tranh Xuân (Con Bướm Xuân) của ca sĩ Như Mai

Cách đây khoảng 8 năm, ca khúc Con Bướm Xuân của ca sĩ Hồ Quang Hiếu hát theo phong cách nhạc dance đã làm mưa làm gió trong thị trường âm nhạc. Tuy nhiên ít người biết rằng ca khúc này đã được ca sĩ Như Mai hát ở hải ngoại khoảng 25 năm trước đó với tên gọi là Bức Tranh Xuân. Mời các bạn thưởng thức:


Click để nghe Như Mai hát Bức Tranh Xuân

Bức Tranh Xuân được Như Mai hát với điệu Cha Cha Cha, đúng với nguyên gốc nhạc Hoa được sáng tác từ thập niên 1960. Nguyên bản là một ca khúc mang tên China cha cha cha (Cha cha cha Trung Hoa) của nhạc sĩ Dật Danh ở Đài Loan sáng tác.

Lời ca giản dị, thể hiện sự nhí nhảnh, yêu đời của cô gái trẻ, tạm dịch lời từ bản gốc như sau:

Đôi môi đỏ như son, luôn miệng cười tươi
Khi cô vui hay buồn đều hát ngân nga
Cô gái có dáng hình đẹp như hoa,
cả ngày thích nhảy múa…

Mời bạn nghe 1 phiên bản tiếng hoa khác do Vương Tiểu Hàn hát:


Click để nghe

Đông Kha

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” (Trịnh Lâm Ngân) – Một bài nhạc xuân kinh điển

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” có thể xem là bài nhạc xuân trước 75 nổi tiếng nhất và được nghe nhiều nhất trong suốt hơn 50 năm qua.

Bài hát này được yêu thích qua nhiều thế hệ, có lẽ là vì lời hát đi vào lòng người, đánh động tới được những cảm xúc sâu thẳm nhất của mỗi người, không chỉ là người lính, mà tất cả những người tha hương, dù đã trưởng thành nhưng hình bóng mẹ hiền và quê nhà lúc nào cũng ở trong tâm tưởng.


Click để nghe Duy Khánh hát Xuân Này Con Không Về trước 1975

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa

ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang
Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân

Đàn trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe phố phường

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” được bộ ba nhạc sĩ Trịnh – Lâm – Ngân sáng tác trong khoảng thập niên 60, mở đầu cho một loạt các ca khúc viết về tâm trạng người lính trong mùa xuân.

Trịnh-Lâm-Ngân là nghệ danh ghép của 3 nhạc sĩ: “Trịnh” tức Trần Trịnh, “Lâm” tức Lâm Đệ, và “Ngân” tức Nhật Ngân. Có lẽ sự kết nối âm nhạc của những nhạc sĩ này là một trong những hiện tượng âm nhạc kỳ thú và đặc biệt nhất của làng âm nhạc Việt Nam.

Trên thực tế, trong bộ ba này chỉ có Trần Trịnh và Nhật Ngân là nhạc sĩ, và cả 2 ông đều có những sáng tác riêng, nhiều tác phẩm hay, rất thành công, và được người yêu nhạc mến mộ. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa 2 con người, với 2 trạng thái cảm xúc khác nhau, để đúc kết quy về một mối, cho ra đời một “Xuân Này Con Không Về” thì quả là đã tạo ra cho ca khúc này một số phận rất riêng biệt.

Có lẽ cũng chính bởi thế, bên cạnh vô vàn những bản nhạc xuân vui nhộn, công chúng yêu nhạc vẫn lén tìm cho riêng mình một góc nhỏ, để ngồi lắng nghe “Xuân Này Con Không Về”, một nhạc phẩm luôn được tôn vinh trong những dịp đầu xuân, không chỉ trong thời chiến chinh loạn lạc, mà ngay cả trong thời bình, nhất là khi người ta mượn nó để biểu thị những cảm xúc, diễn tả thay tâm trạng của những người con xa xứ, mỗi dịp Xuân về.

Toàn bài hát không hề có chữ “lính” nào, và chỉ khi đến khúc cuối, người nghe mới lờ mờ nhận ra đây là một bài hát viết cho lính, được lồng ghép vào một bức tranh xuân, với những hình ảnh hoàn toàn đối lập, của một bên là gia đình đoàn viên, bên bếp lửa hồng, trông nồi bánh chưng xanh, chờ trời sáng, với bên kia, là hình ảnh người lính đơn côi nơi chiến tuyến, vì cuộc chiến còn đó, bè bạn đồng đội còn đó, nên người lính không thể trở về với gia đình để hưởng cảnh ấm êm một mình, qua đó phần nào làm toát lên tính vô nghĩa của mọi cuộc chiến, và đó cũng là cách sử dụng những hình ảnh đối lập hết sức tài tình ý nhị của bộ 3 nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân, góp phần giảm nhẹ tính đau thương…

Một đặc điểm nổi bật nữa của “Xuân Này Con Không Về” mà không thể không nhắc tới, đó là bài hát này luôn gắn liền với tên tuổi của cố ca sĩ Duy Khánh. Ca nhạc sĩ Duy Khánh hát thành công “Xuân Này Con Không Về” đến mức có nhiều khi, người ta tưởng chính ông là tác giả ca khúc này.

Có một sự tương đồng giữa 2 ca khúc nhạc mà người Việt thường mở nghe vào dịp Tết đến Xuân về, Đó là ca khúc Xuân Này Con Không Về của nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân và bài nhạc ngoại Happy New Year của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA. Hai ca khúc được ra đời cách nhau hơn 10 năm, đều có nội dung rất buồn, có phần u ám, tưởng như là không thích hợp chút nào cho một dịp đáng để được vui mừng chào đón là ngày đầu năm. Tuy nhiên, hơn 50 năm qua, ca khúc Xuân Này Con Không Về vẫn được yêu thích, tương tự là với bài Happy New Year đặc biệt được người Việt yêu thích nhiều năm qua. Điều đó thể hiện sự đa dạng cảm xúc trong mỗi người, bên cạnh những phút giây vui vầy ngày xuân, thì đằng sau đó còn có nhiều số phận buồn khổ

Theo RFI, nhacxua.vn

Những chuyến xe thổ mộ Sài Gòn xưa trong tuổi thơ của tôi

Với người Sài Gòn-Gia Định ở lớp tuổi U70-U80 trở lên, hình ảnh chiếc xe thổ mộ là kỷ niệm không bao giờ phôi pha trong tâm trí họ.

Ở cái miền đất thân yêu đó, vào những thập niên 1940-1950, cứ khoảng 3 – 4 giờ sáng là thành phố đã rộn rả tiếng người. Dưới ánh đèn vàng vọt và bầu trời đầy sao, bạn hàng chở hàng hóa ra chợ trên những chuyến xe cá, xe thổ mộ… tiếng nhạc ngựa âm vang như một điệp khúc không bao giờ dứt. Đó là một trong những kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc nhất của người Sài Gòn.

Khi trời tưng bửng sáng, chợ búa đã buôn bán rộn rịp, xe thổ mộ trở thành phương tiện phổ biến nhất của các bà nội trợ đi đến các chợ quen thuộc: Chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu, chợ Đất Hộ (Đakao), chợ Sài Gòn, chợ Thái Bình, chợ Cầu Ông Lãnh…

Cho đến nay, hầu hết người Sài Gòn vẫn còn hình dung rõ chiếc xe thổ mộ của ngày nào. Xe một ngựa kéo, có thùng xe làm bằng gỗ, chở được 6 -8 người mỗi chuyến, vai con ngựa được buộc vào hai càng (gọng) xe, cổ ngựa treo một vòng lục lạc, tiếng nhạc ngựa vang vang theo nhịp bước của con vật đáng yêu này. Mui xe ngựa hình mô đất được lợp bằng lá buông hoặc tole uốn cong, phía trước nhô ra như vành của chiếc mũ lưỡi trai.

Lúc lên xe, khách ngồi chật như nêm, thoải mái nhất là hai người ngồi ở cuối xe, một tay vịn vào thanh gỗ thùng xe, hai chân buông thõng xuống dưới, lắc lư một cách nhịp nhàng. Khi số khách đã lên đến mức tối đa, bác phu xe ngồi hẳn lên một càng xe, nhường trọn chiếc chiếu hoa đã sờn cho khách. Thế ngồi của bác lúc ấy trông cũng… lãng mạn lắm! Bác gác đùi lên càng xe, hai chân bỏ ra ngoài, người hơi nghiêng về phía sau, một tay cầm dây cương, tay kia cầm roi, thỉnh thoảng đét vào mông chú ngựa để thúc nó chạy nhanh hơn.

Cuối xe, ở hai bên, người ta gắn hai cọc sắt nhọn dài chừng 30cm, chĩa lên trên, một bên dành cho khách móc quai guốc, dép, một bên để máng những cặp gióng gánh bỏ không. Hai bên thùng xe gắn hai miếng gỗ uốn cong, rộng chừng một gang tay, để bạn hàng đặt lên những giỏ “hàng bông”. Đáy chiếc giỏ rộng gấp 2-3 lần miếng gỗ, chỉ gác hờ, bác phu xe phải lấy dây buộc vòng qua giỏ, ghị chặt vào thùng xe.

Hai bên phía trước thùng xe lắp hai chân đèn bằng đồng có hình bàn tay nắm, để gắn đèn hay đuốc chạy vào ban đêm. Phía ngoài và bên trên hai thùng xe thường có gắn tấm biển cao chừng một tấc, quảng cáo “thuốc dưỡng thai Nhành Mai” do nhà thuốc Nhành Mai nằm trên đường Võ Di Nguy – Phú Nhuận (nay là Phan Đình Phùng) sản xuất. Thập niên 1950, nhà thuốc này đóng cửa, nhường vị trí gần khu Chợ Nhỏ ngày nay cho hội Thông Thiên học.

Những năm cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950, vùng Phú Nhuận có một cậu bé thỉnh thoảng vẫn theo mẹ đi chợ Phú Nhuận, ngồi chen chúc với các bà nội trợ vẫn quen mặt nhau hàng bữa. Họ chia nhau tấm chiếu hoa đã lên nước bóng loáng. Hai cặp từ quen thuộc mà cậu bé vẫn thường nghe là “nặng cỗ và “dõng cỗ”. Khi số người ngồi tập trung về phía trước nhiều, sức nặng đè về phía con ngựa, sẽ khiến cho nó chạy chậm và mau mệt, người phu xe hô lên hai tiếng “nặng cỗ”, thế là các bà khách lui dần về phía sau cho có sự cân bằng trên cỗ xe; còn “dõng cỗ” là khi số người ngồi phía trước ít hơn khiến đầu thùng xe cất lên cao, con ngựa cũng khó kéo, lại phải ngồi nhích về phía trước.

Ở Sài Gòn xưa, đóng móng ngựa là một nghể hẳn hoi. Cuối thập niên 1940, tại ngả tư Phú Nhuận, nơi về sau mọc lên bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm bề thế, có ngôi nhà nhỏ của bác đóng móng ngựa nằm sau một khoảng sân rộng. Ngựa chạy lâu ngày, chiếc móng sắt bị mòn vẹt một bên hoặc đôi khi móng sút nửa chừng, chúng được đưa đến bác. Khi tới địa điểm quen thuộc, như một tập quán cố hữu, chú ngựa ngoan ngoãn giơ một chân lên cho bác thợ đóng cái móng sắt mới vào.

Trong kho ngôn ngữ Việt từ một thế kỷ qua, biết bao nhiêu ngôn từ miền Nam đã tuyệt chủng, trong đó có động từ “bắt kế”. Thời ấy, mỗi khi người chủ xe dẫn ngựa ra mắc vào hai càng xe để chuẩn bị chạy, người ta gọi việc làm đó là “bắt kế ngựa”. Hơn nửa thế kỷ rồi, không rõ trí nhớ có còn trung thành với tôi không?

Trong hồi ức của tôi, cái hình ảnh nhắc nhở nhiều về kỷ niệm của tuổi thơ thường dừng lại ở cặp mắt của các chú ngựa kéo xe. Chúng được bịt bằng hai miếng cao su, chỉ chừa một kẽ hở thật nhỏ, đủ để thấy con đường đi phía trước. Chắc đó cũng là một kinh nghiệm được đúc kết từ rất lâu đời. Ai cũng biết ngựa là giống rất “nhạy cảm” về mặt tính dục. Khi đi chợ cùng mẹ, tôi từng chứng kiến cảnh chú ngựa tuy hai mắt đã bị che chắn gần hết, vậy mà chỉ cần nhác thấy bóng một cô ngựa cái chạy ngược chiều, chú ta đã nhảy lồng lên, hí vang và bươn qua bên trái, khiến người phu xe phải vận dụng hết sức mạnh, nắm dây cương kéo hẳn về bên phải để chặn đà hưng phấn của con vật.

Chính hiện thực của cuộc sống hôm nay đôi lúc khiến chúng ta nhớ đến những chuyến xe thổ mộ ngày nào, nhớ những con ngựa bị bịt gần kín đôi mắt, chỉ còn một khe hẹp để chỉ nhìn thấy được những gì người phu xe muốn cho chúng nhìn thấy. Ngày nay, có những con người tự nguyện bịt chặt đôi mắt mình như thế, trên con đường nhỏ hẹp trước mắt họ, chỉ có kỳ thị, thiên kiến và hận thù. Những chú ngựa ngày xưa là nô lệ của con người, những con ngựa – người ngày nay là nô lệ của tham vọng, sự bất nhân và sự ngu xuẩn của chính mình.

Nguồn: fb Lê Nguyễn

Chuyện đi coi xi-nê ở Sài Gòn trước 1975 – Điểm qua tất cả những rạp xi-nê ở Sài Gòn xưa

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi coi xi nê. Sau này, khi đã ra đi làm, lập gia đình rồi, đi xem xi nê với bà xã tôi vẫn tiếp tục là một trong những phần giải trí quan trọng hàng tuần của tôi. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ, 1950-1975, tôi đã được coi rất nhiều phim xi-nê đủ thể loại. Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì tôi còn nhớ được về các rạp xi-nê ở Sài Gòn và một số phim thật hay mà tôi đã xem và thích trong khoảng thời gian đó.

Băng rôn quảng cáo phim giăng trên đại Bonard năm 1948

Nhớ về các rạp Xi Nê

Trước năm 1975, Sài Gòn có rất nhiều rạp xi nê, lớn nhỏ đủ cả. Đi xem xi nê là một trong những thú giải trí quan trọng nhứt của người Sài Gòn, từ người bình dân lao động ít học cho đến giới trí thức, từ người trẻ học sinh sinh viên còn đi học cho đến người lớn tuổi đã ra đi làm. Chính vì vậy, Sài Gòn có đủ các loại rạp xi nê thich hợp với túi tiền của các loại khán giả và các rạp này trình chiếu đủ tất cả các loại phim thích hợp với ý thích thưởng ngoạn của mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau đi một vòng Sài Gòn, để nhớ lại các rạp xi nê của ngày xưa, của những năm trước 1975.

Trong khu vực Đakao – Tân Định

Ngay trong vùng Đakao – Tân Định nhỏ bé, nơi tôi lớn lên, như tôi còn nhớ được, đã có tất cả là 6 rạp chiếu bóng. Trước hết là rạp ASAM nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng (trước năm 1954 mang tên là đường Albert 1er), gần ngã tư với đường Phan Thanh Giản (trước năm 1954 mang tên là đường Legrand de la Liraye). Gần Chợ Đakao, cũng trên đường Đinh Tiên Hoàng, trước khi đến Cầu Bông là rạp Casino Đakao.

Gần bên hông Chợ Tân Định, trên đường Trần Văn Thạch (trước năm 1975 mang tên là đường Vassoigne), là rạp Modern (sau đổi tên thành rạp Kinh Đô).

Cách mặt trước Chợ Tận Định, phía bên kia đường, độ chừng 200 mét, trên đường Hai Bà Trưng (trước năm 1954 mang tên là đường Paul Blanchy), hướng về phía Cầu Kiệu, là rạp Kinh Thành.

Rạp thứ năm, có lẽ nhiều người không biết vì nó rất nhỏ mà cũng không sống lâu, là rạp Nam Tân, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trước năm 1954 mang tên là đường Dr. Angier), ngay ngã tư với đường Phan Đình Phùng (trước năm 1954 mang tên là đường Richaud và sau 1975 đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu), xéo góc với địa điểm về sau là Đài Phát Thanh Sài Gòn.

Ngoài việc xem phim tại rạp Nam Tân, tôi còn có một kỷ niệm khó quên là đã có một lần tôi giúp việc quảng cáo cho rạp như sau: lúc chuyện này xảy ra tôi đang học Lớp Ba (cours élémentaire tại Trường Tiểu Học Nam Đakao), hôm đó là một buổi sáng Thứ Bảy không có đi học, tôi theo một người bạn cùng lớp tên Nhựt, nhà ở đường Đinh Tiên Hoàng, đi bộ lên rạp Nam Tân rất sớm, độ sau 7 giờ, vào gặp ông quản lý rạp, xin làm việc và được ổng mướn ngay. Công việc của hai chúng tôi rất đơn giản: đi theo cái xe ngựa nhỏ mà rạp Nam Tân đã mướn có một bác lớn tuổi đánh xe, hai bên xe có treo hai tấm bảng quảng cáo cho cuốn phim mà rạp đang chiếu; hai chúng tôi thì chia nhau một đứa phụ trách đánh trống còn đứa kia thì phân phát các tờ chương trình về cuốn phim. Xe ngựa đi thông thả qua các khu phố chung quanh Chợ Đakao và Chợ Tân Định, các bọn trẻ trong các khu vực này chạy theo xe ngựa khá đông để xin các tờ chương trình. Khoảng hơn 9 giờ thì xe ngựa trở về rạp Nam Tân và hai đứa chúng tôi được ông quản lý phát cho mỗi đứa một vé để coi hát vào buổi trưa hôm đó, vậy thôi, không có lãnh tiền bạc chi hết.

Rạp Văn Hoa

Trong thập niên 1960, rạp xi-nê thứ 6 xuất hiện, đánh bại tất cả các rạp khác trong khu Đakao – Tân Định: đó là rạp Văn Hoa, trên đường Trần Quang Khải, gần Đình Nam Chơn, tại địa điểm trước kia của rạp cải lương Thuận Thành, nơi đóng quân thường trực của đoàn cải lương Phụng Hảo của nữ nghệ sĩ Phùng Há. Rạp Văn Hoa là một rạp lớn, có máy lạnh, và chiếu toàn phim mới.

Sau năm 1975, các rạp xi nê của vùng Đakao – Tân Định này lần lượt đóng cửa hết, chỉ có rạp Casino Đakao là còn tiếp tục hoạt động, với tên mới là rạp Cầu Bông.

Casino Dakao trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đi tới chút nữa là tới Cầu Bông

Sau 1975 đổi tên thành rạp Cầu Bông

Tôi đã có thật nhiều kỷ niệm với rạp Casino Đakao vì nhiều lý do. Trước hết là vì đó là rạp xi nê gần nhà tôi nhứt. Từ nhà tôi ở số 54 đường Faucault (sau năm 1954, đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh và giữ nguyên cho đến bây giờ), đi ra đầu đường, về hướng Đakao, chỉ khoảng hơn 200 mét thì đã đến đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo trái, đi về hướng Cầu Bông, chưa tới 100 mét thì đã đến trước rạp hát. Mỗi khi có chuyện đi ra Chợ Đakao hay đi vô Bà Chiểu tôi đều phải đi ngang qua rạp hát này, mỗi khi như vậy, tôi đều dừng lại trước rạp một lúc để ngắm các tấm pa-nô vẻ quảng cáo, hay các bích chương in màu cho cuốn phim đang chiếu tại rạp. Tôi cũng đã nhiều lần được vào xem phim “cọp” tại rạp hát này. Thời đó tại các rạp xi nê chỉ có người lớn mới phải mua vé, trẻ con đi theo cha mẹ hay người lớn thì đều không phải mua vé. Tôi và các bạn cùng xóm thường đến trước rạp, chờ xem có những người lớn đi coi hát một mình thì đến năn nỉ họ dắt vào, phần lớn họ đều đồng ý vì họ không có mất mát gì cả mà lại giúp được bọn trẻ chúng tôi. Những người soát vé của rạp đều biết mặt bọn tôi nhưng họ cũng lờ đi, cho chúng tôi vô xem cọp. Có thể nói rạp Casino Đakao là rạp xi nê tôi đã coi nhiều phim nhứt trong thời gian tôi còn học tiểu học.

Trong khu vực Bà Chiểu – Gia Định

Vùng Bà Chiểu, trung tâm của tỉnh lỵ Gia Định, nơi đặt Tòa Hành Chánh của tỉnh này, chỉ cách khu Đakao của Quận 1, Sài Gòn bởi Kinh Nhiêu Lộc nơi có chiếc Cầu Bông bắt ngang qua, thì trước sau có tất cả 3 rạp. Đó là:

  1. Rạp Huỳnh Long nằm trên đường Châu Văn Tiếp, một con đường nhỏ, ngắn chạy ngang trước Lăng Ông (Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt) cho tới hông Chợ Bà Chiểu;
  2. Rạp Đại Đồng nằm trên đường Nguyễn Văn Học (bây giờ đổi tên thành Nơ Trang Long)
  3. Rạp Cao Đồng Hưng, nằm trên đường Bạch Đằng, gần Chợ Bà Chiểu, trên đường đi ra khu Hàng Xanh. Rạp Huỳnh Long có trước hai rạp kia khá lâu và có một thời gian chuyên chiếu phim Ấn Độ.
Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu. Một thời gian dài nơi đây là nhà sách FAHASA (nay đã đóng cửa)

Trong khu vực Sài Gòn

Đa số các rạp xi nê lớn ở Sài Gòn trước năm 1975 đều tập trung tại 3 quận: Quận Nhứt, Quân Nhì và Quận Ba. Tôi thật sự không còn nhớ rõ rạp nào ở quận nào nên chỉ xin nhớ tới đâu nói tới đó thôi, hoàn toàn không theo thứ tự thời gian được xây cất.

Trước hết phải nói đến những rạp nằm trong khu vực trung tâm của thành phố Sài Gòn (Saigon downtown). Đa số các rạp xi nê này là những rạp lớn nhứt và cũng được nhiều người Sài Gòn biết đến và ưa thích nhứt.

Trên con đường Catinat (từ 1954 đổi tên thành đường Tự Do, hiện nay là đường Đồng Khởi) từ Nhà Thờ Đức Bà chạy xuống tới bờ sông Sài Gòn, chỉ dài khoảng trên dưới nửa cây số, đã có tất cả 3 rạp xi nê. Rạp đầu tiên và cũng là lớn nhứt là rạp Eden, nằm bên trong Hành Lang Eden (Passage Eden).

Passage Eden

Hành Lang Eden là khu hành lang thương mại với những cửa hiệu bán mỹ phẫm, hàng vải, và các tặng phẩm dành cho giới thượng lưu của Sài Gòn. Hành lang gồm có gồm 3 nhánh với 3 cửa ra vào: cửa chánh mở ra đường Catinat, bên cạnh nhà sách Albert Portail (sau đổi tên thành Xuân Thu), 2 cửa phụ thì một trổ ra đường Lê Lợi, và một ra đường Nguyễn Huệ. Rạp Eden, nằm ở cuối hành lang chánh, có lầu, và thường trình chiếu các phim mới, phần lớn là các phim của Pháp. Tôi đã xem phim rất nhiều lần tại rạp Eden này, có một lần mua vé ngồi trên lầu.

Rạp Eden

Rạp xi-nê thứ nhì trên đường Catinat này, ngược hẳn với rạp Eden, là một rạp rất nhỏ, tên gì thì tôi không còn nhớ nữa. Rạp này, đúng ra, nằm trên một con đường nhỏ và ngắn, chỉ dài độ trên dưới 100 m, đi từ đường Catinat ra tới đường Charner (sau 1954 đổi tên thành đường Nguyễn Huệ, hiện nay là phố đi bộ của Sài Gòn), về sau dẹp đi, và một phần trở thành một quán ăn không có tên nhưng khá nổi tiếng, mà giới văn nghệ sĩ trẻ của Sài Gòn, đặc biệt là nhà báo Trường Kỳ, thường gọi là Quán Bà Cả Đọi. Tôi chỉ xem có một phim duy nhứt tại cái rạp nhỏ bé này, phim tên gì thì tôi không còn nhớ, chỉ nhớ đó là một phim ca nhạc với ca sĩ Tây Ban Nha nổi tiếng thời bấy giờ (thập niên 1950) là Luis Mariano (1914-1970).

Rạp xi-nê thứ ba nằm ở gần cuối đường Catinat là rạp Majestic Sài Gòn (gọi như thế để phân biệt với rạp Majestic thứ nhì nằm trong Chợ Lớn).

Rạp này chuyên trình chiếu các phim của Pháp. Mở đầu phim bao giờ cũng có một đoạn phim đen trắng ngắn, chiếu hình một chiệc lư hương đang tỏa khói, với một lời giới thiệu (mà xướng ngôn viên là một người Bắc với một giọng nói rất trầm ấm) như sau: “Đây là một phim độc quyền của hảng Ciné-Theâtre d’Indochine, của những rạp Majestic.” Đây là một trong những rạp xi-nê mà tôi thích nhứt và, dĩ nhiên, cũng là rạp mà tôi đi xem phim thường nhứt. Về sau, cuối thập niên 1960, rạp Majestic đóng cửa và địa điểm này trở thành ca vũ trường Maxim, nơi trình diễn thường xuyên của đoàn ca vũ nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, với hai nữ ca sĩ nổi danh Sơn Ca và Họa Mi.

Cũng trong khu vực trung tâm Sài Gòn này, trên đường Nguyễn Huệ, trước măt Tòa Đô Chánh, ngó ngang qua cửa vào Hành Lang Eden, vào đầu thập niên 1960 (1962), rạp chiếu bóng lớn nhứt và hiện đại nhứt của Sài Gòn là rạp Rex được khai trương.

Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có công suất cực cao khiến cho 1.200 khán giả run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh. Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.

Trong những năm đầu thập năm 1970, rất gần với rạp Rex, nhưng trên đường Lê Lợi, kế bên trụ sở của Cơ Quan Thông Tin của Hoa Kỳ (USIA = United Stated In formation Agency), có thêm rạp Mini Rex (có 2 phòng chiếu phim A và B), là một rạp nhỏ nhưng rất sang trọng, ghế ngồi toàn là ghế bành rộng rãi, thoải mái, giá vé cao và chiếu toàn phim mời.

Từ trước rạp Mini Rex đi thêm độ 100 mét về hướng Chợ Bến Thành, đến ngã tư với đường Pasteur (trước 1975 là đường Pellerin), thì gặp rạp xi-nê Casino Sài Gòn nằm ngay ngã tư đó. Đây cũng là một rạp xi-nê lớn có lầu, và chiếu toàn phim mới.

Rạp Casino ở đường Pasteur

Rạp này đã có từ thời Pháp thuộc:

Sau năm 1975, rạp đổi tên thành Vinh Quang và tồn tại cho đến tận những năm cuối của thập niên 2000:

Trong khu vực trung tâm Sài Gòn còn có thêm các rạp xi-nê nữa. Đó là các rạp xi-nê sau đây:

1. Rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư với đường Nguyễn Thái Học, ngó xéo qua Trường Nam Tiểu Học Tôn Thọ Tường. Trước khi rạp Rex xuất hiện thì rạp Đại Nam (cùng một chủ với rạp Rex) được xem là lớn nhứt, có lầu, chiếu toàn phim mới, và chiếu theo xuất.

Rạp Đại Nam

2. Rạp Hồng Bàng, sau đổi tên là Rạng Đông, nằm trên đường Pasteur, gần khu Chợ Cũ, thuộc loại trung bình, có một thời gian chuyên chiếu phim Nhật Bản.

3. Rạp Nam Việt, nằm trên đường Tôn Thất Đạm, trong khu Chợ Cũ, tương đối nhỏ, phần nhiều là chiếu phim cũ, và chiếu theo xuất.

4. Rạp Vĩnh Lợi, nằm trên đường Lê Lợi, gần bên Bệnh Viện Đô Thành, thuộc loại rạp cở trung bình, chuyên chiếu phim cũ, và chiếu thường trực (permanent)

Rạp Vĩnh Lợi, thời Pháp thuộc mang tên là Cinema Bonard

Bãi xe trước rạp Vĩnh Lợi

4. Rạp Lê Lợi, ở cuối một hành lang nhỏ, trên đường Lê Thánh Tôn, gần tới cửa Bắc của Chợ Bến Thành, là một rạp nhỏ, chuyên chiếu phim cũ, và chiếu thường trực; đây là rạp được giới học sinh – sinh viên Sài Gòn ưa thích nhứt vì giá vé rất rẻ và đặc biệt là chiếu trường trực nên muốn ngồi xem bao lâu cũng được.

5. Rạp Long Thuận, ở góc đường Trương Công Định và Nguyễn An Ninh, gần cử Tây của Chợ Bến Thành; rạp nầy rất nhỏ, chuyên chiếu phim cũ và chiếu thường trực; đây là rạp xi-nê chiếu thường trực của Sài Gòn, và đã không còn nữa khi sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Bên ngoài khu trung tâm Sài Gòn, còn có thêm một số khá lớn rạp xi-nê nữa, đó là các rạp với tên liệt kê theo thứ tự mẫu tự sau đây:

1. Đại Đồng, trên đường Cao Thắng, gần ngã tư với đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Một rạp hạng trung, chuyên chiếu phim cũ.

2. Khải Hoàn, ngay trước bồn binh, nơi gặp nhau của các đường Phạm Ngũ Lão, Cống Quỳnh, và Ngô Tùng Châu, rạp này lớn, có máy lạnh, và chiếu phim mới theo suất.

Rạp Khải Hoàn

3. Kim Châu, trên đường Nguyễn Văn Sâm, gần Chợ Cũ, là một rạp cở trung, chỉ chiếu các phim hạng B.

4. Kinh Đô, trên đường Lê Văn Duyệt, rạp khá lớn, tương đương với rạp Đại Nam, luôn luôn chiếu phim mới, nhưng không tồn tại lâu, sau trở thành trụ sở của cơ quan viện trợ Mỹ USAID.

Rạp Kinh Đô trên đường Lê Văn Duyệt

5. Long Phụng, trên đường Gia Long, gần Ngã Sáu Sài Gòn, chuyên chiếu phim Ấn Độ.

6. Long Vân, trên đường Phan Thanh Giản, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, một rạp lớn, và tương đối mới, ra đời khoảng năm 1962.

7. Nam Quang, tại ngã tư hai đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp (nay là CMT8 – Võ Văn Tần), khu Chợ Đủi, một rạp khá lớn, và tương đối lâu đời tại Sài Gòn, đã đóng cửa trong thập niên 1960. Ngày nay đây là rạp hát.

8. Olympic, trên đường Hồng Thập Tự, một rạp rất lớn, chiếu phim mới, về sau trở thàng một rạp cải lương, nơi đóng quân của đoàn Kim Chung.

9. Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, gần bên chợ Thái Bình.

10. Văn Cầm, trên đường Trần Hưng Đạo, một trong những rạp xi-nê cũ nhứt của Sài Gòn, không còn hoạt động từ thập niên 1960.

Rạp Văn Cầm này khác với rạp Văn Cầm bên đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận như trong hình bên dưới:

11. Việt Long, trên đường Cao Thắng, gần ngã ba với đường Trần Quý Cáp (nối dài), một rạp khá lớn và cũng chiếu các phim hay.

Trong khu vực Chợ Lớn

Trong khu Chợ Lớn cũng có một số khá lớn những rạp xi-nê đủ cả lớn và nhỏ, phần nhiều chiếu phim Trung Hoa của Hồng Kông. Đó là các rạp với tên liệt kê theo thứ tự mẫu tư sau đây:

1. Đại Quang, trên đường Tổng Đốc Phương, chuyên chiếu phim Trung Hoa

2. Eden Chợ Lớn, trên đường Tổng Đốc Phương, chuyên chiếu phim Âu Mỹ

3. Hào Huê, trên đường Nguyễn Hoàng, chuyên chiếu phim Trung Hoa

4. Lệ Thanh, trên đường Phan Phù Tiên, chuyên phiếu phim Trung Hoa

5. Lido, trên đường Đồng Khánh, bên cạnh khu Đại Thế Giới, chuyên chiếu phim Âu Mỹ

6. Majestic Chợ Lớn, trên đường Tổng Đốc Phương, thuộc hệ thống Ciné-Théâtre d’Indochine, chuyên chiếu phim Âu Mỹ

7. Palace, trên đường Trần Hưng Đạo, chuyên chiếu phim Trung Hoa

8. Rạp Lê Ngọc

Rạp Lê Ngọc

Trong các rạp của khu Chợ Lớn, tôi chỉ được xem phim tại rạp Lệ Thanh mà thôi.

Nhận Xét Chung Về Phim Xi-nê Trước 1975

Có thể nói là tôi đã được xem một số rất lớn những phim đã được chiếu tại các rạp xi-nê ở Sài Gòn từ thập niên 1950 cho đến trước ngày 30-4-1975. Sau đây là những nhận xét chung về các phim đã được trình chiếu tại Sài Gòn trước năm 1975.

Trước năm 1954, phần lớn các phim được chiếu ở Sài Gòn thuộc loại phim đen trắng, rất ít có phim màu, với đa số là phim của các nước Âu Châu, nhứt là Pháp và Ý. Sau năm 1954, dưới ảnh hưởng của Viện trợ Mỹ, phim của Hoa Kỳ bắt đầu trở bên phổ biến, và sau một thời gian ngắn thì chiếm hẳn ưu thế. Phim màu hoàn toàn thay thế cho phim đen trắng, khởi đầu là loại mầu Kinemacolor, sau đó chuyển sang Technicolor, và sau cùng là Eastmancolor. Sang thập niên 1960 thì bắt đầu xuất hiện các phim màn ảnh lớn như CinemaScope, Panorama, VistaVision, Todd Ao, và thỉnh thoảng có một vài phim thuôc loại phim ba chiều (hay phim nổi, 3-D, khi xem phim phải mang kính đặc biệt, một tròng xanh, một tròng đỏ, do rạp hát cung cấp, sau khi xem xong phim thì trả lại tại cửa). Từ khoảng cuối thập niên 1950 bắt đầu có phim Ấn Độ, phim Nhật Bản, sau đó là các phim của Hồng Kông.

Về nội dung thì phải nói là có đủ tất cả các thể loại: tình cảm, xã hội, lịch sử, thần thoại, chiến tranh, gián điệp, trinh thám, cao bồi, phiêu lưu mạo hiểm, và khoa học giả tưởng. Lúc đầu đa số các phim đều nói tiếng Pháp (phim Pháp), hoặc chuyển âm tiếng Pháp (phim Anh Mỹ). Về sau một số lớn các phim nói tiếng Pháp này có phụ đề Việt ngữ. Các phim Nhật Bản và Hồng Kông thì đều có phụ đề Việt ngữ.

Nhớ Lại Một Số Phim Hay Tiêu Biểu

Giai đoạn phim đen trắng

Phim tình cảm:

Một trong những phim tình cảm hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim La valse dans l’ombre, tên chuyển ngữ sang tiếng Pháp của phim Mỹ Waterloo Bridge do hảng phim Metro-Goldwyn-Mayer (thường được gọi tắt là MGM) sản xuất năm 1940, với hai tài tử nổi tiếng của thời đó là Robert Taylor và Vivien Leigh, và dàn dựng bởi nhà đạo diển lừng danh của giai đoạn đó là Mervyn LeRoy. Nội dung cuốn phim là câu chuyện tình rất lãng man và bi thảm giữa một sĩ quan quý tộc và một cô vũ nữ gặp nhau lần đầu trên chiếc cầu Waterloo ở Luân Đôn, dưa trên một kịch bản có cùng tên rất nổi tiếng của năm 1930. Cuốn phim này đã là một thành công lớn, được rất đông khán giả ưa thích, và đã được đề nghị 2 giải Oscar cho Best Music và Best Cinematography. Năm 1956 cuốn phim Gaby với 2 tài tử John Kerr và Leslie Caron chính là một phiên bản mới của cuốn phim này.

Phim xã hội:

Một trong những phim xã hội xuất sắc trong giai đoạn phim đen trắng là phim Sur les quais, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có nhan đề là On the Waterfront, cuốn phim đánh dấu bước đầu phát triển sự nghiệp cua nam tài tử nổi tiếng Marlon Brando. Cuốn phim này do hảng phim Columbia phát hành năm 1954, dưa trên thiên phóng sự điều tra đã đoạt giải Pulitzer năm 1949 về chuyện bạo lực và tham nhũng trong nghiệp đoàn công nhân bến tàu tại thành phố Hoboken, tiểu bang New Jersey. Đạo diễn là Elia Kazan, với giàn diễn viên gạo cội gồm các nam tài tử Marlon Brando, Karl Malden, Lee J. Cobb, Rod Steiger, và nữ tài tử Eva Marie Saint. Phim được đề cử 12 giải Oscar của năm 1954 và đoạt được 8 giải trong đó có các Oscar cho:

  • Giải Oscar cho Phim Hay Nhứt (Academy Award for Best Picture)
  • Giải Oscar cho Đạo Diển Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Director cho Elia Kazan)

Giải Oscar cho Nam Diển Viên Chánh Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Actor cho Marlon Brando) Giải Oscar cho Nữ Diển Viên Phụ Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Supporting Actress cho Eva Marie Saint).

Phim cao bồi

Một trong những phim cao bồi (tiếng Anh là phim Western) hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim Le train sifflera trois fois, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của phim Mỹ có tựa đề là High Noon, với tài tử nổi tiếng Gary Cooper trong vai chánh. Nội dung của cuốn phim là câu chuyện của một vị cảnh sát trưởng (sheriff) của một thị trấn nhỏ bị mọi người bỏ rơi, phải một mình đương đầu với một bọn côn đồ tìm đến trả thù. Cuốn phim này được hảng United Artists phát hành năm 1952, gây chấn động trong giới điện ảnh Hoa Kỳ, được đề nghị cho 7 giải Oscar của năm đó, và đã đoạt được tất cả 4 giải Golden Globe Awards và 4 giải Academy Awards (tức Oscar) như sau:

  • Giải Golden Globe cho Nam Diễn Viên Chánh (Golden Globe Award for Actor in a Leading Role cho Gary Cooper)
  • Giải Golden Globe cho Nữ Diễn Viên Phụ (Gloden Globe Award for Best Supporting Actress cho nữ tài tử Katy Jurado, nữ diễn viên gốc Mể Tây Cơ đầu tiên được trao giải này)
  • Giải Golden Globe cho Nhạc Nền của phim (Golden Globe Award for Music – Score cho Dimitri Tiomkin)
  • Giải Golden Globe cho Hình Ảnh Phim Đen Trắng (Golden Globe Award for Cinematographby – Black and White)
  • Giải Oscar cho Nam Diễn Viên Chánh (Academy Award for Best Actor cho Gary Cooper)
  • Giải Oscar cho Ráp Nối Phim (Academy Award for Film Editing cho Elmo Williams và Harry W. Gerstad)
  • Giải Oscar cho Nhạc Nền của Phim (Academy Award for Music – Score cho Dimitri Tiomkin)
  • Giải Oscar cho Bản Nhạc Chánh của Phim (Academy Award for Music – Song cho Dimitri Tiomkin và Ned Washington, là 2 tác giả của bản nhạc “Do Not Forsake Me, My Darling”)

Có hai điều cần nói thêm về cuốn phim đen trắng xuất sắc này:

  1. Người nữ diễn viên chánh trong phim này, đóng vai người vợ của viên cảnh sát trưởng, chính là nữ diễn viên Grace Kelly, về sau rất nổi tiếng, đã được Giải Oscar Cho Nữ Diễn Viên Chánh (Academy Award for Best Actress, 1955) trong phim The Country Girl cùng đóng chung với nam danh ca Bing Crosby, qua năm sau, 1956, Grace Kelly kết hôn với Ông Hoàng Rainier của Vương Quốc Monaco và trở thành Bà Hoàng Grace of Monaco;
  2. Bản nhạc chánh của cuốn phim, Do Not Forsake Me, My Darling, sau đó được đưa vào đĩa hát với giọng ca của nam ca sĩ Frankie Laine và trở thành Top Hit của năm đó. Về sau, cặp bài trùng Dimitri Tiomkin – Frankie Laine sẽ được Hollywood sử dụng nhiều lần nữa trong các phim Western nổi tiếng khác như Gunfight at the OK Corral và Last Train from Gun Hill.

Giai đoạn phim màu

Phim lịch sử

Một trong những phim hay nhứt của thể loại lịch sử trong thời kỳ phim màu là phim Autant en emporte le vent, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của phim Mỹ Gone With The Wind, dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng có cùng tên của tác giả Margaret Mitchell. Cuốn phim mô tả đời sống của người dân tại Miền Nam Hoa Kỳ, qua nhận vật nữ chính là Scarlett O’Hara, trong thời gian trước và sau Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861-1865), với 2 nam nữ diễn viên chánh là Clark Gable và Vivien Leigh. Cuốn phim này do hảng phim MGM sản xuất vào năm 1939, và đạt được một thành công rực rỡ, được đề nghị tất cả 13 giải Oscar của năm đó và sau cùng đoạt được 8 giải như sau:

  • Giải Oscar cho Phim Hay Nhứt (Academy Award for Best Picture cho nhà sản xuất David O’Selznick)
  • Giải Oscar cho Đạo Diễn xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Director cho Victor Fleming)
  • Giải Oscar cho Truyện Phim Dựa Trên Tiểu Thuyết Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Adapted Screenplay truy tặng cho Sidney Howard lúc đó đã qua đời)
  • Giải Oscar cho Nữ Diễn Viên Chánh Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Actress cho Vivien Leigh)
  • Giải Oscar cho Nữ Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Supporting Actress cho Hattie McDaniel, nữ diễn viên da đen đầu tiên được trao tặng Oscar)
  • Giải Oscar cho Hình Ảnh Phim Màu (Academy Award for Best Cinematography – Color cho Ernest Haller và Ray Rennahan)
  • Giải Oscar cho Ráp Nối Phim (Academy Award for Film Editing cho Hal C. Kern và James E. Newcom)
  • Giải Oscar cho Dàn Cảnh Nghệ Thuật (Academy Award for Art Direction cho Lyle Wheeler)

Cuốn phim này về sau còn được phát hành thêm rất nhiều lần nữa vào các năm 1942, 1947, 1954, 1961, 1967, 1971, 1974, 1989, 1998 và gần đây nhứt là năm 2014. Theo sách Guinness World Records (về các kỷ lục thế giới), cuốn phim này, tính đến năm 2014, đã có số thu là 3, 44 tỷ đô la Mỹ, và trở thành cuốn phim thành công nhứt trong lịch sử điện ảnh.

Một trong những phim về WWII làm khán giả say mê là cuốn phim Les canons de Navarone, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có tựa đề là The Guns of Navarone, do 3 nam tài tử nổi danh thủ vai chánh là Gregory Peck, David Niven, và Anthony Quinn. Nội dung phim kể lại câu chuyện hào hùng của một toán biệt kích Đồng Minh thi hành một sứ mệnh vô cùng khó khăn là phá hủy một pháo đài gần như bất khả xâm phạm của quân Đức với những cổ đại pháo khổng lồ đe dọa nặng nề các chiến hạm của Đồng Minh trong vùng biển Aegean, là một biển nhỏ giữa Hy Lạp và Thổ Nhỉ Kỳ. Cuốn phim do hảng phim Columbia phát hành năm 1961, được đề nghị tất cả 7 giải Oscar của năm đó nhưng chỉ đoạt được một Oscar duy nhứt cho Xảo Thuật Xuất Sắc Nhứt (Academy Award for Best Special Effects cho Bill Warrington và Chris Greenham). Tuy không đọat được nhiều Giải Oscar, cuốn phim này rất thành công về thương mại, chiếm hạng nhì về số thu của năm 1961. Một điều hiếm có là buổi chiếu ra mắt lần đầu tiên của phim (World premiere) vào ngày 27-4-1961 đã diễn ra tại Luân Đôn dưới sự chủ tọa của chính Nữ Hoàng Elizabeth II và Hoàng Tế Philip.

Phim trinh thám

Một trong những phim trinh thám xuất sắc của giai đoạn phim màu là phim Le crime était presque parfait, tên chuyển ngân tiếng Pháp của cuốn phim Mỹ có tựa đề là Dial M for Murder của đạo diễn lừng danh Alfred Hitchcock với hai diễn viên chánh, do hãng phim Warner Bros. phát hành năm 1954.

Tuy không nhận được bất cứ một gỉai thưởng Oscar nào, cuốn phim đã được phần đông các nhà phê bình phim ảnh khen ngợi. Một trong tính cách tiêu biểu của Hitchcock là ông luôn luôn có đóng một vai thật phụ trong tất cả các phim do ông đạo diễn, và phim Dial M for Murder này cũng không đi ra ngoại cái lệ đó: sau khi cuốn phim bắt đầu được 13 phút, gương mặt ông xuất hiện trong một tấm ảnh đen trắng chụp tại một buổi họp mặt của một nhóm sinh viên và giáo sư. Năm 1998, phim A Perfect Murder, do hai diễn viên Michael Douglas (đóng vai người chồng) và Gwyneth Paltrow (đóng vai người vợ), là một phim quay lại (remake) của cuốn phim nổi tiếng này.

Phim gián điệp

Một trong những phim gián điệp hay nhứt trong giai đoạn phim màu là cuốn phim L’Homme qui n’a jamais existé, tên chuyển ngữ tiếng Pháp của cuốn phim Anh với tựa đề là The Man Who Never Was, do hảng phim 20th Century Fox phát hành vào năm 1956, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên nổi tiếng Clifton Webb và Gloria Graham.

Cuốn phim dựa vào một chuyện có thật. Người tạo ra kế hoạch Mincemeat là Trung Tá Hải Quân Anh tên Ewen Montagu (do nam tài tử Clifton Webb thủ vai) đã viết lại câu chuyển này trong cuốn sách của ông có cùng tên xuất bản năm 1953, và chính Montagu cũng đã có đóng một vai nhỏ trong cuốn phim này.

Phim Nhật Bản

Cuốn phim Nhật Bản đầu tiên gây ấn tượng với khán giả khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là phim Bảy người hiệp sĩ (Seven Samurai), do Akira Kuroshawa đạo điễn và nam tài tử Toshiro Mifine đóng vai chánh, do hãng phim Toho phát hành năm 1954.

Phim Bảy người hiệp sĩ được phóng tác thành phim The Magnificent Seven (tên chuyển ngữ tiếng Pháp là Les sept mercenaires) do hãng phim United Artists sản xuất vào năm 1960 với một giàn tài tử gạo cội gồm Yul Brynner, Eli Wallach, Steve McQueen, Charles Bronson, Robert Vaughn, James Coburn, và diển viên người Đức Horst Buchholz. Mới đây, năm 2016, Hollywood lại làm lại phim The Magnificent Seven một lần nữa, do hảng phim MGM sản xuất, với vai chánh do nam tài tử da đen nổi tiếng (đã từng đoạt giải Oscar 2 lần) Denzel Washington đãm nhận, và có sự tham gia của nam tài tử Hàn Quốc nổi tiếng Lý Bỉnh Hiền (Lee Byung-hun). Phim Rashomon được phóng tác thành phim The Outrage, do hảng phim MGM sản xuất năm 1964 với các tài tử nổi tiếng Paul Newman, Laurence Harvey, Edward G. Robinson, William Shatner, và Claire Bloom.

Phim Hồng Kông

Cùng lúc với phim Nhật Bản, phim Hồng Kông cũng được chiếu ở các rạp xi-nê ở Sài Gòn. Phần lớn là phim võ thuật và kiếm hiệp. Những tài tử tên tuổi của Hồng Kông như Vương Vũ, Địch Long, Khương Đại Vệ, Trịnh Phối Phối trở nên quen thuộc với khán giả Sài Gòn. Một trong số những phim có số thu cao nhứt là phim Độc Thủ Đại Hiệp với Khương Đại Vệ đóng vai chánh. Sang đầu thập niên 1970, một loạt phim võ thuật với nam tài tử Lý Tiểu Long trong vai chánh đã làm say mê khán giả xi-nê Sài Gòn: Tinh Võ Môn, Đường Sơn đại huynh, Lonh tranh hổ đấu, vv. Cùng một lúc, khán giả xi-nê Sài Gòn lại bắt đầu được thưởng thức một loạt phim tình cảm, xã hội, dựa trên các tiểu thuyết đang ăn khách của nữ tác giả Quỳnh Dao, như Hải âu phi xứ, Mùa thu là bay với cặp tài tử Chân Trân và Đặng Quang Vinh. Tôi đã được xem các phim này tại rạp Lệ Thanh trong Chợ Lớn.

Phim Ấn Độ

Cuốn phim Ấn Độ đầu tiên được chiếu ở Sài Gòn, nếu tôi nhớ không lầm, là tại rạp Thanh Bình, là một phim màu, thuộc thể loại thần thoại. Điều đặc biệt nhứt khiến mọi người đều nhớ về phim Ấn Độ là phần âm nhạc của các phim, với âm điệu réo rắt, nhưng nghe rất nhàm chán vì gần như tất cả bài hát đều nghe giống hệt nhau. Sau đó, trong một thời gian, người Sài Gòn được xem cả một loạt phim xả hội cùng do cặp tài tử Ganeshan và Savitri đóng các vai chánh. Về sau chỉ còn một rạp duy nhứt tiếp tục chiếu phim Ấn Độ là rạp Long Phụng ở cuối đường Gia Long, gần Ngã Sáu Sài Gòn.

Thay Lời Kết

Xem xi-nê là một thú giải trí rất được ưa chuộng của gần như tất cả các tầng lớp người Sài Gòn trước 1975. Không phải như hiện nay với máy vi-tính và với kỹ thuật video, thời đó muốn xem phim mọi người phải đi đến các rạp xi-nê ở rải rác khắp thành phố, từ vùng Đakao – Tân Định, Bà Chiểu – Gia Định, ra đến trung tâm Sài Gòn, Chợ Cũ, và vào tận cả trong khu người Hoa ở Chợ Lớn. Phần lớn các rạp xi-nê đều chiếu theo xuất, chỉ có một số chiếu thường trực suốt ngày. Phim trình chiếu thì có đủ tất cả các thể loại: tình cảm, xã hội, lịch sử, cao bồi, trinh thám, gián điệp, vv. Phần lớn là phim Mỹ với chuyển âm tiếng Pháp, hay phụ đề tiếng Việt. Trong giai đoạn này, phần lớn các phim Mỹ đều có cốt truyện rất hay, với kỹ thuật sản xuất (dàn dựng, màu sắc, âm thanh, ráp nối phim…) có chất lượng cao và các nam nữ tài tử đều diễn xuất thật xuất sắc.

Tác giả: Lâm Vĩnh Thế