Tuyển chọn 50 tấm ảnh màu tuyệt đẹp của Sài Gòn xưa

Bộ sưu tập những tấm ảnh màu đẹp nhất của Sài Gòn trước năm 1975, được tuyển chọn từ hàng ngàn tấm ảnh xưa.

Sau khi người Pháp hạ thành Gia Định và đặt sự đô hộ lên vùng đất này chính thức từ năm 1862, họ đã quy hoạch và xây dựng thành phố Sài Gòn theo kiểu mẫu từ Paris, từ đó Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc viễn đông với hàng loạt công trình lộng lẫy được dựng lên ở khu vực trung tâm. Cho đến năm 1975, vùng ven Sài Gòn vẫn có rất nhiều những khu phố nghèo và tràn ngập người nhập cư tránh nạn, tuy nhiên ở khu vực trung tâm thì vẫn thể hiện được sự phồn hoa rực rỡ, có thể thấy điều đó qua loạt ảnh sau đây:

Hình chụp trung tâm Quận Ba Sài Gòn của tác giả William S. Fabianic. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2 chiều. Đoạn trong hình là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo).

Một góc ảnh đường Tự Do thập niên 1960. Đườnɡ Catinat (sau này đổi tên thành đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi) đã đượᴄ nɡười Pháp thiết lập nɡay từ lúᴄ họ bắt đầu quy hᴏạᴄh νà xây dựnɡ Sài Gòn thành một đô thị kiểu phươnɡ Tây từ thập niên 1860, νà là ᴄᴏn đườnɡ đượᴄ tránɡ nhựa đầu tiên ᴄủa Sài Gòn. Sau đó khônɡ lâu, nó nhanh ᴄhónɡ trở thành trunɡ tâm sinh hᴏạt thươnɡ mại ᴄủa thành phố.

Đại lộ Thống Nhứt, con đường rộng rãi và thoáng mất bậc nhứt Sài Gòn với nhiều cây xanh, đi từ Thảo Cầm Viên, qua Vương Cung Thánh Đường, xuyên qua lòng Công viên Thống Nhứt để chạy thẳng vào dinh Độc Lập. Sau 1975, con đường này mang tên 30 Tháng Tư, sau đó đổi tên thành Lê Duẩn cho đến nay.

Nhà Hát, Opera House được người Pháp xây đầu thế kỷ 20. Đến năm 1955, được chánh quyền Đệ Nhứt Cộng Hòa trưng dụng để làm tòa nhà Quốc Hội. Sau khi chánh quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Quốc Hội bị giải tán trong thời kỳ quân quản 1963 đến 1967. Thời gian này Opera House được gắn cái biển là Nhà Văn Hóa như trong hình bên trên, được chụp vào năm 1964.

Sau năm 1967, nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập, cuộc Tuyển cử năm đó đã bầu lên quốc hội chính quy. Khác với nền Đệ Nhất Cộng hòa, Quốc hội lần này chia thành hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Từ đó tòa nhà Opera House được đặt làm trụ sở Hạ Nghị Viện, còn Thượng Nghị Viện được đặt ở Hội Trường Diên Hồng.

Sau năm 1975, tòa nhà này trở lại với công năng ban đầu là một nhà hát, nơi trình diễn nghệ thuật.

Nhà BOQ ở đường Hai Bà Trưng năm 1965. BOQ là Bachelor Officer Quarters, là bản doanh dành cho các sĩ quan Mỹ độc thân. Nhà này vốn là khách sạn Brink Hotel, sau năm 1965 được sử dụng làm trú quán cho các sĩ quan Mỹ.

Ngoài các BOQ thì còn có BEQ (Bachelor Enlisted Quarters) là bản doanh dành cho các binh sĩ độc thân. Theo thống kê, chỉ riêng vùng Sài Gòn – Gia Định có hơn 100 BOQ và BEQ.

Nữ sinh trường Lê Văn Duyệt đi học về ngang qua Lăng Ông (lăng của Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt) ở Bà Chiểu, tỉnh Gia Định.

Hình chụp Công trường Mê Linh năm 1965. Thời VNCH, nơi giao lộ này được đặt tên là Công Trường Mê Linh, và con đường dẫn từ chỗ này về đến Phú Nhuận được đặt tên là Hai Bà Trưng, là 2 vị nữ anh hùng dân tộc đã đặt kinh đô tại Mê Linh. Cùng hướng ra Công trường Mê Linh còn có đường Thi Sách, là tên của phu quân Trưng Trắc.

Từ năm 1962, ở vị trí công trường này có xây dựng một tượng đài Hai Bà Trưng, nhưng chỉ 1 năm sau đó bị đập bỏ để xây dựng tượng đài Trần Hưng Đạo vẫn còn đến ngày nay.

Khu vực Công trường Mê Linh này có lịch sử từ lâu đời. Khoảng đất có hình bán nguyệt này đã xuất hiện trong bản đồ Sài Gòn năm 1862, cũng là năm Pháp chính thức nắm toàn quyền tỉnh Gia Định và bắt đầu quy hoạch thành phố Sài Gòn. Những con đường xung quanh khu vực này đã có từ trước khi người Pháp đến.

Từ khoảng năm 1877, vị trí này có bức tượng của Thủy sư đề đốc Pháp là Charles Rigault de Genouilly, nên công trường được đặt tên là Rigault de Genouilly. Cái tên này tồn tại đến năm 1955 thì đổi tên thành Công trường Mê Linh cho đến nay.

Hình ảnh chợ Bến Thành hơn nửa thế kỷ trước. Ngôi chợ được xây từ năm 1912 và vẫn còn cho đến nay. Chợ Bến Thành khánh thành 1914, nhờ vào sự góp vốn của công ty Hui Bon Hoa do những người con của Chú Hỏa điều hành. Xung quanh chợ Bến Thành ngày nay vẫn còn những dãy nhà cũ xây cùng thời với chợ Bến Thành vốn thuộc sở hữu của gia tộc Hui Bon Hoa.

Không lâu sau khi được khánh thành, chợ Bến Thành mới đã trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn cho đến tận ngày nay. Chợ mới và khu vực xung quanh quảng trường trước nhà ga xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho (Ga Sài Gòn cũ, nay là công viên 23/9) trở thành trung tâm sinh hoạt của người dân Sài Gòn. Nếu như khu Catinat, Charner sang trọng mà người Pháp tập trung cho các sinh hoạt của họ, thì khu chợ Bến Thành mới là trung tâm sinh hoạt của người Việt, Hoa, Ấn và trở thành khu thương mại sầm uất.

Các biển quảng cáo ở phía trước chợ Bến Thành này đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong các tấm ảnh Sài Gòn xưa. Suốt từ thời kỳ đó cho đến năm 2015, mặt tiền của chợ Bến Thành lúc nào cũng đầy ngập các biển quảng cáo, cho đến khi bùng binh trước chợ được giải tỏa để xây dựng nhà ga trung tâm Bến Thành, các hàng rào chắn kín được dựng lên trước mặt chợ Bến Thành thì từ đó không còn biển quảng cáo nào nữa.

Continental Palace, khách sạn sang trọng đầu tiên của Nam Kỳ được hoàn thành năm 1880. Kiến trúc, nội thất cũng như cách bài trí bên trong đều theo tiêu chuẩn của một khách sạn hạng sang tại Paris, tạo cảm giác quen thuộc cho du khách ở một đất nước xa lạ.

Khách sạn này ở vị trí đắt địa, ở ngay bên cạnh Opera House (từng có thời gian là nơi họp quốc hội), trên con đường đẹp và đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn là Catinat – Tự Do, cách không xa Tòa thị chính và trung tâm thương mại nổi tiếng Thương xá TAX. Suốt 140 năm qua, Continental Palace luôn là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất của Sài Gòn.

Nơi này đã đón rất nhiều vị khách nổi tiếng không thể kể hết, từ ông hoàng nước Nga cho đến đại thi hào Ấn Độ Tagor, nhà văn Andre Malraux, Somerset Maugham, diễn viên điện ảnh Catherine Deneuve, người mẫu Kate Moss, cựu Tổng thống Pháp Chirac…

Khách sạn Nam Đô đường Nguyễn Thái Học năm 1969. Khách sạn này thuộc sở hữu của ông Võ Văn Ứng, là một Đông y sĩ, một doanh nhân đồng thời là giám đốc của Nam Đô ngân hàng. Khách sạn Nam Đô có phòng trà ca nhạc, từng là nơi quen thuộc của nhiều ca sĩ Sài Gòn, cũng là nơi tổ chức giải thưởng Kim Khánh nổi tiếng.

Cảnh sát công lộ trên đại lộ Lê Lợi. Phóa xa là tòa nhà 5 lầu, tầng trệt là tiệm cơm Thanh Bạch, lầu một đến lầu hai thuộc về nhà hàng và khiêu vũ trường Olympia (tên cũ là Thiên Hương). Kê bên đó là Y viện Sài Gòn được xây dựng từ năm 1903, thường được gọi là Nhà thương thí.

Năm 1937 nhà thương thí được tái thiết rồi mang tên bác sĩ Dejean de la Bâtie. Những người con của ông Huỳnh Văn Hoa (tức Chú Hỏa), lúc đó đang quản lý công ty Hui Bon Hoa, đã góp chi phí để xây dựng lại nhà thương, nên người Sài Gòn cũng gọi đây là nhà thương Chú Hỏa. Hiện nay, nơi này là Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1.

Góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế (tên thời Pháp là Catinat – Vannier) với 1 tòa nhà nổi tiếng là Saigon Palace Hotel (Sài Gòn Đại Lữ Quán), hiện nay mang tên là Grand Hotel. Ở tầng trệt của Khách sạn Saigon Palace này là hiệu may COYA nổi tiếng.

Khởi đầu ᴄủa tòa nhà này là νàᴏ năm 1929, khi ônɡ Hеnry Edᴏuard Chariɡny dе Laᴄhеνrᴏtièrе – Tổnɡ biên tập ᴄủa một tờ báᴏ Pháp ᴄhᴏ xây dựnɡ Grand Hᴏtеl Saiɡᴏn tại số 8 Catinat νà khai trươnɡ νàᴏ năm 1930. Trướᴄ đó nơi này ᴄhỉ là một ᴄửa hànɡ nướᴄ ɡiải khát nhỏ nằm ở ɡóᴄ đườnɡ.

Đến năm 1932, Grand Hᴏtеl đổi ᴄhủ νà đổi tên thành Saiɡᴏn Palaᴄе. Đến năm 1958, ᴄhính quyền ᴄó ᴄhính sáᴄh là ᴄáᴄ ᴄửa hiệu phải ᴄó tên tiếnɡ Việt, nên nơi này đượᴄ manɡ tên Saiɡᴏn Đại Lữ Quán, tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, đườnɡ Tự Dᴏ đổi tên thành đườnɡ Đồnɡ Khởi, νà nơi này ᴄũnɡ đổi tên thành kháᴄh sạn Đồnɡ Khởi. Từ năm 1995 đến nay, kháᴄh sạn lấy lại tên nɡuyên thủy hồi thập niên 1930 là Grand Hᴏtеl Saiɡᴏn.

Một đoạn đường Tự Do năm 1966. Dãy nhà trong hình nằm giữa Nguyễn Thiếp và Lê Lợi, gắn liền một khối với Phòng Thông Tin Đô Thành.

Cổng mái vòm có đường hẻm xuyên qua tòa nhà để đi thông qua đại lộ Nguyễn Huệ. Bên trong là khu thương mại và có hàng quán. Ngày nay lối đi này vẫn còn với các hàng bán đồ lưu niệm cho du khách.

Bên phải của hình có thể thấy có Tiệm đồng hồ Longines, là tiệm hàng hiệu độc nhất dành cho giới nhà giàu.

Đường Hồng Thập Tự năm 1968, đoạn giao với đường Công Lý (ngày nay là ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đoạn kẽm gai là bờ tường của Dinh Độc Lập. Thời điểm này đang xảy ra biến cố Mậu Thân nên kẽm gai giăng khắp thành đô.

Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, ngày nay là trụ sở Quân Khu 7 ở đường Hoàng Văn Thụ. Đây là cơ quan quân đội nên đằng trước có bảng ghi Cấm Chụp Hình. Dù vậy có vẻ như người nhiếp ảnh gia đã không tuân thủ biển cấm nên chúng ta được xem lại hình ảnh xưa này.

Nhà Quốc Tế (International House) ở số 71 Nguyễn Huệ, một câu lạc bộ của người Mỹ do đại sứ quán Hoa Kỳ quản lý.

Nhà Thờ Đức Bà được chụp từ phía đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Nhà thờ Đứᴄ Bà Sài Gòn ᴄó tên ᴄhính thứᴄ là Vươnɡ ᴄunɡ thánh đườnɡ Chính tᴏà Đứᴄ Mẹ Vô Nhiễm Nɡuyên Tội, tên tiếnɡ Anh là Immaᴄulatе Cᴏnᴄеptiᴏn Cathеdral Basiliᴄa, tên tiếnɡ Pháp: Cathédralе Nᴏtrе-Damе dе Saiɡᴏn. Đây đượᴄ xеm là một “phiên bản kiến trúᴄ” ᴄủa Nhà Thờ Đứᴄ Bà Paris.

Từ ɡần 150 năm qua, Nhà Thờ Đứᴄ Bà trở thành một trᴏnɡ nhữnɡ biểu tượnɡ khônɡ ᴄhính thứᴄ ᴄủa Sài Gòn. Trᴏnɡ ᴄáᴄ bộ tranh ảnh ɡiới thiệu Sài Gòn ᴄả xưa νà nay khônɡ baᴏ ɡiờ thiếu đượᴄ sự hiện diện ᴄủa kiến trúᴄ tôn ɡiáᴏ này. Vì νậy ᴄó thể nói “Vươnɡ Cunɡ Thánh Đườnɡ” là niềm tự hàᴏ ᴄhunɡ ᴄủa nɡười Sài Gòn, ᴄhứ khônɡ phải ᴄủa riênɡ nɡười Cônɡ Giáᴏ nữa.

Công viên Chi Lăng trên đường Tự Do năm 1965, đoạn gần Lê Thánh Tôn. Ngày nay công viên này đã bị một tòa nhà chiếm dụng. 

Công viên Chi Lăng được người Pháp xây dựng từ năm 1924, lúc đó nó mang tên “vườn P. Pages”, nằm trên đường Catinat (Tự Do), giữa 2 con đường D’Espagne và La Grandière (Lê Thánh Tôn và Gia Long). Sau năm 1955, công viên này được chính quyền VNCH đổi tên thành Chi Lăng.

Công viên này có một vị trí thật đặc biệt, nằm trên con đường sang trọng và đắt đỏ nhất Sài Gòn. Nó như là một “vườn treo” bồng bềnh trên con dốc nhỏ, êm đềm, yên tĩnh và lãng mạn ngay giữa trung tâm sầm uất ở xung quanh.

Công viên có hàng cổ thụ cao, có cả hàng thông và bãi cỏ xanh rất Tây, có tiếng chim và hoa, có ghế đá để khách tạm dừng nghỉ chân và cảm nhận được cái lâng lâng, thư thái sau những bước mỏi dọc trục đường rất sạch đẹp nối từ Bến Bạch Đằng đến Nhà Thờ.

Đường Hồ Huấn Nghiệp năm 1965, góc ngã 3 với đường Tự Do. Hướng nhìn đâm ra công trường Mê Linh.

Góc ngã tư lâu đời bậc nhất của Sài Gòn, giao giữa 2 đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi, xưa là Chaner và Bonard, 2 con đường xa hoa bậc nhất của Nam Kỳ. Ở giữa là hồ nước bùng binh Bồn Kèn, sau này gọi là Bùng Binh Cây Liễu. Phía bên kia là Thương xá Tax nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ với dãy kiosque thương mại.

Góc ảnh khác tại gao lộ của 2 đại lộ lớn nhất Sài Gòn là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Tòa nhà màu trắng bên trái là REX Hotel. Ở ngày góc tòa nhà REX Hotel từng là thư viện Abraham Lincoln. Đến năm 1964, thư viện này đã dời qua đường Lê Quý Đôn.

Trước khi REX được xây dựng thì vị trí này từng là auto-hall (nhà trưng bày và bán xe hơi) lớn nhất vùng viễn đông thời bấy giờ, thuộc sở hữu của Bainier, chuyên bán xe hiệu Citroën của Pháp.

Năm 1953, hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và vợ là Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier để xây khách sạn REX.

Năm 1962, rạp cine REX được khánh thành ở bên trong REX Hotel và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó. Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có công suất cực cao khiến cho 1.200 khán giả có thể run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh. Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.

Áo dài thiếu nữ Sài Gòn. Ngày xưa, hình như cứ bước ra đường là phụ nữ Sài Gòn xưa đều mặc áo dài. Bên tay phải là Thương xá TAX, nay đã không còn.

Đại lộ Nguyễn Huệ vào một dịp lễ Giáng Sinh, Kiosk 2 bên đường đang bày bán các đồ trang trí Noel. Phía xa là khách sạn REX nằm ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi.

Ngã 4 Tự Do – Nguyễn Thiếp. Người chụp đang đứng ở đường Tự Do để chụp con đường Nguyễn Thiếp có chiều dài chỉ khoảng 90m, phía bên kia thông ra đại lộ Nguyễn Huệ. Con đường này thời Pháp mang tên là Carabelli. Từ năm 1955, chính quyền đổi lại thành tên Nguyễn Thiếp – một danh sĩ của nhà Tây Sơn. Tuy nhiên sau năm 1975, con đường này lại đổi tên thành Nguyễn Thiệp.

Bên trái hình là tiệm cafe Brodard danh tiếng, ngày nay vẫn còn, là nhà hàng cafe lâu đời nhất Sài Gòn. Ban đầu Brodard là tiệm bánh ngọt, được khai trương từ năm 1948, với kỹ thuật làm bánh tiên tiến của Pháp và mang hương vị phù hợp với người Việt. Sau đó, Brodard thành một nhà hàng cafe và bánh ngọt nổi tiếng và vẫn tồn tại đến tận năm 2012. Nhà hàng từng bị đóng cửa và được Sony thuê lại làm cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhưng sau đó không bao lâu thì trở lại thành nhà hàng mang tên Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Tuy nhiên thương hiệu cafe này cũng rời khỏi vị trí này chỉ sau một thời gian ngắn do chi phí thuê quá đắt đỏ. Đến năm 2019 thì cửa hàng Brodard được mở lại ở ngay vị trí này cho đến nay.

Từ đại lộ Lê Lợi nhìn vào đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) hướng ra Bến Chương Dương. Phía trước là giao lộ Công Lý – Huỳnh Thúc Kháng. Bên trái giao lộ này ngày nay là tòa nhà Saigon Centre – trung tâm thương mại Takashimaya.

Dòng người đang qua đường trên đại lộ Nguyễn Huệ. Tấm hình này được chụp năm 1969, và trang phục của những “thanh niên” trong ảnh không khác gì hiện nay.

Ngân hàng Pháp Hoa ở góc Hàm Nghi – Phủ Kiệt (nay là đường Hải Triều). Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, trở thành trụ sở của ngân hàng BIDV.

Ngân hàng Pháp – Hoa thương mại & kỹ nghệ (Banque Franco-Chinoise pour le Conmmerce et l’Industrie – BFC) có trụ sở chính ở Pháp và các chi nhánh ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hongkong, Sài Gòn, Hà Nội và Phnompenh. Chi nhánh BFC ở Sài Gòn ban đầu nằm ở góc đường quai de Belgique và Guynemer (nay là Võ Văn Kiệt – Hồ Tùng Mậu), sau đó dời về tòa nhà số 32 đại lộ Somme (nay là Hàm Nghi), góc đường Phủ Kiệt, như trong hình.

Tòa nhà này được xây từ năm 1925, ban đầu là trụ sở của công ty SFFC, sau đó BFC mua lại toàn bộ SFFC, nên BFC Sài Gòn dời trụ sở về đây.

Chi nhánh ngân hàng Pháp Hoa (BFC) ở Sài Gòn hoạt động liên tục cho đến năm 1975 thì rút lui. Từ năm 1997, tòa nhà là trụ sở chi nhánh ngân hàng MHB, sau đó là trụ sở chi nhánh ngân hàng BIDV.

Dinh Độc Lập thời điểm trước năm 1962. Trong hình này là đại lộ Thống Nhất dẫn vào Dinh Độc Lập khi vẫn còn kiến trúc cũ, vốn được xây dựng từ năm 1868, ban đầu mang tên là Dinh Norodom.

Công trình này tồn tại được gần 100 năm thì bị phá hủy sau một vụ binh biến năm 1962, bị sập một góc. Sau đó dinh bị thay thế bằng một kiến trúc khác được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và còn lại cho đến ngày nay.

Ngã tư Thống Nhứt – Duy Tân, nhìn về phía Dinh Độc Lập, đường Công Lý. Bên trái hình là bùng binh phía sau lưng Nhà Thờ Đức Bà. Bên phải hình là xe đang đi trên đường Duy Tân hướng sang đường Tự Do.

Người Sài Gòn xưa trước chợ Bến Thành. Trang phục của các cô các bác rất tân thời

Một chiếc Citroen DS19

Xóm nhà ngói ở Sài Gòn năm 1966

Đường Tổng Đốc Phương năm 1969 (nay là đường Châu Văn Liêm). Hình được một cựu binh người Úc chụp từ cư xá Capitol. Giữa bùng binh giao lộ giữa Tổng Đốc Phương và Hồng Bàng là tượng đài Chiến sĩ vô danh.

Ban đầu, con đường nay mang tên là Canton, đến năm 1915 mang tên Tổng Đốc Phương, tức tổng đốc Đỗ Hữu Phương vừa qua đời trước đó chỉ 1 năm. Tổng Đốc Phương là 1 trong những đại phú gia của Sài Gòn – Chợ Lớn. Cônɡ trạnɡ lớn nhất ᴄủa ông đối νới nɡười Pháp là đánh dẹp ᴄáᴄ nɡhĩa quân ᴄhốnɡ Pháp, nếu sᴏ νới nhữnɡ tay sai kháᴄ ᴄủa Pháp, ônɡ tỏ ra khéᴏ léᴏ νà mềm mỏnɡ. Trᴏnɡ tài liệu ᴄủa Pháp manɡ ký hiệu SL. 312 ở Cụᴄ Lưu trữ Nhà nướᴄ II, ᴄó đᴏạn ᴄhính quyền Pháp khеn nɡợi ônɡ Đỗ Hữu Phươnɡ: “Ônɡ ta ᴄố ɡắnɡ tránh đổ máu trᴏnɡ lúᴄ dập tắt nhiều ᴄuộᴄ nổi lᴏạn ɡần đây. Ônɡ ta đã xin ᴄhính phủ Pháp ân xá ᴄhᴏ một số đônɡ nhữnɡ đồnɡ bàᴏ ᴄủa ônɡ đã ᴄầm νũ khí ᴄhốnɡ lại ᴄhúnɡ ta…”.

Nhờ ᴄáᴄh hành xử như νậy ᴄhᴏ nên dù bị ɡhét νì thеᴏ Pháp nhưnɡ ônɡ ᴄũnɡ ᴄó ơn νới rất nhiều nɡười.

Kẹt xe ở đại lộ Lê Lợi vào một dịp Tết Nguyên Đán. Con đường này nối liền Opera House và Chợ Bến Thành, nằm ở trung tâm Sài Gòn, được người Pháp khởi lập từ cuối thế kỷ 19, ban đầu mang tên Boulevard Bonard, được đặt theo tên của ông đề đốc hải quân Pháp tên là Louis Adolphe Bonard.

Khi giữ chức thống đốc Nam Kỳ (nhiệm kỳ 1861-1863), Bonard là người đã ra lệnh cho viên sĩ quan công binh tên là Coffyn quy hoạch thành phố Sài Gòn. Đại tá công binh Coffyn đã cho đào một con kinh ngay gần phía sông Sài Gòn, được gọi là kinh Coffyn, nối liền kinh Chợ Vải (kinh Lớn) với rạch Cầu Sấu và rạch Bến Nghé. Hai bên bờ kinh Coffyn là con đường được đặt tên là Bonard.

Thời gian sau đó, do nhu cầu giao thông đường bộ tăng cao ở trung tâm Sài Gòn nên chính quyền lần lượt cho lấp các kinh rạch. Rạch Cầu Sấu bị lấp năm 1870 để thành đường Canton (sau này đổi tên thành đại lộ Somme, nay là đường Hàm Nghi). Năm 1887, kinh Chợ Vải bị lấp thành đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Đến năm 1892 thì kinh Coffyn thành đại lộ Bonard, đến năm 1955 đổi tên thành đại lộ Lê Lợi, và cái tên này được giữ nguyên đến ngày nay.

Các loại xe đang nép một bên để đoàn xe tang đi qua.

Đường Trương Công Định năm 1965, nay là đường Trương Định.

Ngã 6 Phù Đổng, lúc này vẫn chưa có Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương (đại diện cho binh chủng thiết giáp). Khu nhà bên trái hình ngày nay là khách sạn 5 sao New World.

Bên trái hình là đường Gia Long, ở giữa là đường Phạm Hồng Thái, bảng quảng cáo kem Hynos trên nóc tòa nhà góc đường Gia Long – Pham Hồng Thái. Bên phải là đường Phan Văn Hùm.

Đại lộ Nguyễn Huệ, bên trái là đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi). Khu nhà ngay góc ngã 3 ngày nay là cửa hàng Hoàng Phúc, bên cạnh đó là chung cư 42 Nguyễn Huệ, ngày nay vẫn còn và trở thành một khu hàng quán độc đáo thu hút giới trẻ đến “check in”.

Ngã 3 Chi Lăng xưa, giao giữa 2 đường Chi Lăng và Nguyễn Văn Học, nay đổi thành Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long. Hình này nhìn về phía chợ Bà Chiểu. Bên trái là đường Nguyễn Văn Học, đi tới một chút là toà hành chánh tỉnh Gia Định, nay là UBND Quận Bình Thạnh. Dãy nhà bên phải là trường vẽ, nay là Đại Học Mỹ Thuật, kế đến là bưu điện và điện lực Gia Định, trường THCS Tương Công Định rồi đến đường Lê Văn Duyệt. Sau 1975, đoạn Lê Văn Duyệt này trở thành đường Đinh Tiên Hoàng nối dài. Hồi tháng 9 năm 2020, đường này chính thức trở lại mang tên Lê Văn Duyệt như xưa.

Ngã ba Chi Lăng – Nguyễn Văn Học (Ngã ba trường Vẽ). Ngày nay là ngã ba Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long.

Cầu Tân Thuận 1, đây là cây cầu được Pháp xây dựng từ năm 1905, bắc qua dòng kinh Tẻ đổ ra sông Sài Gòn. Kinh Tẻ được Pháp đào năm 1905, hoàn thành năm 1906, và cầu Tân Thuận này được xây dựng cùng lúc với thời điểm đào Kinh Tẻ.

Năm 1992, cầu này bị xuống cấp nặng, chính quyền thuê một công ty Pháp sang sữa chữa nâng cấp và vẫn còn hữu dụng cho đến nay sau hơn 100 năm. Ngày nay cầu này gọi là cầu Tân Thuận 1 nối Q4 qua Q7, bên cạnh cầu Tân Thuận 2 được xây năm 2005.

Rạp Casino ở đường Pasteur, góc gần đường Lê Lợi. Sạp bán hàng góc bên trái là hàng quà của một ông Ấn Độ bán ô mai, khô bò, kẹo, bánh đựng trong hũ xếp ngay ngắn trên kệ. Rạp Casino này ở Sài Gòn nên thường được gọi là Casino Sài Gòn (để phân biệt với Casino Dakao), sau năm 1975 đổi tên thành rạp Vinh Quang, sau đó đóng cửa khoảng năm 2010 để nhường chỗ cho một khách sạn sang trọng mọc lên.

Rạp Casino Sài Gòn ban đầu nằm ở vị trí 2 vị trí khác, cùng nằm trên đường Lê Lợi, trước khi được dời về vị trí như trong hình.

Cùng 1 chủ với Casino Sài Gòn là rạp Casino Dakao ở đường Đinh Tiên Hoàng, gần Cầu Bông (nay đã đóng cửa).

Ngã 3 đường Công Lý – Thống Nhứt năm 1965. Bên phải của hình là cổng của Dinh Độc Lập, bên trái hướng về Nhà Thờ. Ngày nay 2 con đường này đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Duẩn.

Góc đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học ở Q1. Ngày nay, 2 tên đường này vẫn giữ nguyên.

Đường Pasteur đoạn giao với đại lộ Thống Nhứt. Tòa nhà đằng sau biển cấm hình tròn ở giữa hình là trụ sở Sài Gòn Xe Hơi Công Ty (nhà sản xuất xe la Dalat) nằm ở góc đường Thống Nhứt – Duy Tân (nay là Lê Duẩn – Phạm Ngọc Thạch), phía sau lưng Nhà Thờ. Tòa nhà này trước đó là trụ sở hãng xe Pháp Citroën. Sau này đã bị đập bỏ để xây dựng Diamond Plaza như hiện nay.

Xe cộ tấp nập trên đường Công Lý (nay là NNKN) ở đoạn vừa đi qua đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). Nhà ở bên trái màu trắng chính là một phần của khuôn viên dinh Gia Long.

Các loại xe đậu trước Tòa Đô Chánh, khu vực công viên Đống Đa, với các biểu ngữ ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Đài Loan. Tòa nhà màu vàng (Sanyo) là thương xá Eden.

Đường Nguyễn Tri Phương ở Chợ Lớn. Đoạn này ngay phía trước Cửa hàng PX (Post Exchange – hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ) nên có xuất hiện của xe quân sự Mỹ.

Sài Gòn năm 1968 ở trước Hạ Nghị Viện (Opera House), công trường Lam Sơn – khu vực nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn. Bên trái hình là một phần của thương xá Eden, xe đậu bên lề của công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh. Sau lưng người đàn ông đeo kính râm rất sành điệu có thể thấy bóng của một lá cờ in dưới đất, là lá cờ nằm ở giữa bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi.

Thực hiện: Đông Kha (chuyenxua.net)
Hình ảnh: manhhai flickr

1 bình luận về “Tuyển chọn 50 tấm ảnh màu tuyệt đẹp của Sài Gòn xưa”

  1. nhìn hình buồn và nhớ quá.nhìn chú cảnh sát,nhớ ba của mình .ông ấy là là cảnh sát .nhưng ở trong văn phòng .ko có ra đường .ngày xưa ng ta thường gọi ba mình là ông cò Tiến …hòa bình ba mình đi cải tạo 2.3 năm về rồi mất.

    Trả lời

Viết một bình luận