Du Tử Lê: “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển” – Một dòng thơ ly hương

Khi hay tin nhà thơ Du Tử Lê mất đi, nhiều người đã tìm đọc lại thơ ông, trích dẫn lại những câu thơ đã trở thành bất tử: “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời“, hay “Ai nhớ ngàn năm một ngón tay…”. Trong một đời thơ của Du Tử Lê, tôi chú ý đến những bài thơ lưu vong của ông, được viết sau những bể dâu của lịch sử. bài Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn là nỗi buồn thê lương nơi đất lạ quê người của ông. Còn bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển là những tâm tình của kiếp lưu đày viễn xứ khôn khuây, vọng nhớ cố hương:


Nghe Hoàng Oanh ngâm thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển.

Khi nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ này, nhà thơ Du Tử Lê kể rằng đó là cuối năm 1977, trong những năm tháng đầu ly hương, thời điểm đó, khi ra đường hoặc đi làm rất khó gặp được một người đồng hương. Tình cờ ông gặp được một người thanh niên vượt biển, được nghe kể về hành trình đầy gian nan của người này, với sự đồng cảm và nỗi niềm tuyệt vọng, ông đã viết Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển.


Nghe bài hát Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển

Khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương sang đến hải ngoại khoảng 1988, 1989, ông có một thời gian ngắn kề cận Du Tử Lê, và phổ 2 bài thơ lưu vong đã nhắc bên trên thành 2 ca khúc nổi tiếng mang cùng tên bài thơ: Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn.


Nghe bài hát Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn

Bài Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn được phổ biến và được yêu thích nhiều hơn, nhưng bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển thì gây ra niềm xúc động nhiều hơn đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Theo Du Tử Lê nói, bài hát này được Phạm Đình Chương hát lần đầu của với Hoài Trung ở San Jose và đã làm chảy nước mắt nhiều người có mặt đêm hôm đó.

Thủ bút của Du Tử Lê (ảnh: Jimmy show)

Đông Kha

Viết một bình luận